Khi xem bát tự Tử Bình, tư vấn phong thủy nhà ở, gieo quẻ Kỳ Môn Độn Giáp, Phong Thủy Yên Minh chú trọng tư vấn khách cải thiện vận hạn xấu hiệu quả, kích hoạt tài lộc, chiêu tài tiến bảo nhờ nghi thức tắm Phật mỗi mùa Phật Đản.
Vì sao Tết Songkran của người Thái lại hay có tục té nước, tắm Phật ?
Bài viết giúp mọi người hiểu được ý nghĩa sự tích Songkran, tác dụng thanh tẩy của dòng nước mát lành tới đời sống tinh thần, vật chất của con người.
Tư vấn phong thủy nhà ở - Ý nghĩa tắm Phật với cải vận
https://g.page/PhongThuyYenMinh
Ý nghĩa tắm Phật
Songkran có nghĩa là gì ?
Từ "Songkran" nghĩa là "sự biến đổi" hoặc "thay đổi" trong cung chiêm tinh. Vào ngày này, Mặt trời đi vào cung Bạch Dương, một trong những người con của thần Kapila Brahma, được gọi là "Nang Songkran" cho năm đó, và các thiên thần khác tạo thành một đám rước đầu thần Brahma.
"Nang Songkran" đại diện của năm sẽ đứng trên lưng con vật mà mình cưỡi từ mờ sáng đến giữa trưa. Sau giữa trưa cho đến khi mặt trời lặn, nàng sẽ ngồi xuống. Từ hoàng hôn đến nửa đêm, cô ấy sẽ nằm xuống vật cưỡi của mình nhưng vẫn mở mắt. Sau nửa đêm, nàng sẽ đi vào giấc ngủ.
Lễ rước kéo dài khoảng 60 phút quanh Núi Meru. Điều này được gọi là "Maha Songkran" để phân biệt với các Songkran khác xảy ra khi Mặt trời di chuyển từ cung hoàng đạo này sang cung hoàng đạo khác. Sau này cái tên này được rút ngắn thành "Songkran" hay 'Tết té nước Songkran"
Tết té nước Songkran
Sự tích Songkran như thế nào ?
Thần Brahma sau khi chiến đấu thua cuộc thì tự cắt đầu mình. Tuy nhiên khi đầu Thần rớt xuống đất thì hỏa hoạn, rơi xuống nước thì lũ lụt, quăng lên không trung thì khô hạn... Chính vì vậy thần đã cho gọi bảy người con của mình đến và căn dặn 'các con hãy dùng khay để hứng cái đầu của ta nhé'.
Vì thế, hàng năm mỗi người con của thần Brahma (đại diện cho các ngày trong tuần) mang đầu thần đi diễu hành.
Năm nay, ngày 13 tháng 4 rơi vào thứ Ba, nên "Nang Songkran" của năm nay là nàng "Rak Sod Devi".
Nàng Rak Sod Devi có
-Trang phục: váy màu hồng
-Hoa: ôm hoa sen
-Phụ kiện: đeo vòng tay
-Trang sức: đá mã não
-Thức ăn: Máu
-Tay phải: Cầm cây đinh ba
-Di chuyển: cưỡi Heo
Huyền thoại Songkran - Brahma và 7 người con
Tắm Phật là gì ?
“Tắm Phật” là một trong những nghi lễ phổ biến và đặc sắc trong Phật giáo vào dịp Phật Đản – Rằm tháng Tư. Nghi thức này vốn dĩ bắt nguồn từ xa xưa nhưng không được thể hiện trong kho tàng Thánh điển Pāḷi. Tuy được duy trì khá lâu và phổ biến trên thế giới nhưng về nguồn gốc Nghi lễ “Tắm Phật” thì khó mà truy tìm được chính xác.
Các nước theo Phật giáo Theravāda như Thái Lan, Lào, Campuchia, Miến Điện và Tích Lan không tổ chức nghi thức Tắm Phật vào ngày Phật Đản hay Tam Hợp mà thực hiện nghi lễ này vào ngày năm mới Tết cổ truyền của họ (Songkran).
Tùy theo mỗi quốc gia mà tên gọi Tết cổ truyền cũng khác nhau.
Ở Thái Lan gọi là "Songkran"
Ở Lào gọi là "Bun Pi May"
Campuchia và người Khmer Nam Bộ gọi là "Chôl Chnăm Thmây"
Myanmar gọi là "Thingyan".
Mặc dù nghi lễ Tắm Phật trong Tết cổ truyền ở mỗi quốc gia có tên gọi và những tập tục riêng mang đậm văn hóa mỗi vùng. Tựu trung lại chúng đều mang ý nghĩa thể hiện lòng tôn kính đối với đức Phật, biểu thị sự gột rửa, thanh tẩy mọi điều không may mắn của năm cũ, cầu mong một năm mới nhiều may mắn và an lành sẽ đến.
Đại lễ Phật Đản với nghi thức tắm Phật
Tắm Phật như thế nào ?
- Người Thái thường lấy nước từ me ướt hay me cục bóp lấy nước kỳ cọ Phật để màu da của Đức Phật được tươi mới, sau đó mới rửa bằng nước thơm trộn lẫn nhiều loại hoa thơm, cuối cùng rửa lại bằng nước sạch và đặt lại trên bàn thờ.
Nước hoa tắm Phật
Ngày Phật Đản là gì ?
Căn cứ kinh điển Phật giáo Nam tông (Phật giáo Nguyên Thủy, Phật giáo Nam truyền, Phật giáo Tiểu thừa) thì ba sự kiện quan trọng xảy ra trong cuộc đời của đức Thế Tôn: (1) ngày Bồ tát đản sanh, (2) Bồ tát thành đạo và (3) đức Phật viên tịch nhập Niết Bàn xảy ra đúng vào ngày Trăng tròn tháng Vesākha (tháng Tư âm lịch Việt Nam) cho nên lễ kỷ niệm này được gọi là "lễ Tam Hợp" hay ngày nay thường gọi là "Đại lễ Vesak".
Ở Thái Lan, vào ngày đầu năm mới, các bức tượng Phật được đặt ngoài hiên trong bồn nước hương với những đóa hoa trang trí trên mình tượng và dưới chân. Sau nghi lễ dâng hương trong chùa, mọi người thành tâm tưới nước thơm hay nước tinh khiết lau chùi tượng Phật, tỏ lòng thành kính và cầu may mắn cho năm mới.
Công đức tắm Phật rất thù thắng
Nghi thức tắm Phật tưởng chừng giản đơn nhưng được tổ chức rất trang nghiêm thành kính. Phật tử xếp hàng lần lượt đến trước tượng, cúi lạy để tỏ lòng thành kính rồi cầm chiếc gáo nhỏ múc nước hương thơm rưới lên tượng Phật. Khi tắm Phật cũng là lúc thành tâm nhất. Theo thứ tự trong gia đình, người lớn tuổi làm trước, rồi đến con cái và các cháu.
Ở Lào, tượng Phật được rước ra đặt ở sân để người dân thực hiện nghi lễ tắm Phật. Mọi người cung kính vẩy nước thơm lên các bức tượng. Nước thơm này được chế từ nước, nghệ, dầu thơm và cánh hoa bò cạp vàng.
Nghi thức tắm Phật
Lễ tắm Phật tại Myanmar được diễn ra vào ngày đầu tiên cũng là ngày cuối cùng của năm cũ. Mọi người lau dọn sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ, chuẩn bị nước thơm và hoa. Vào buổi chiều, người dân trong làng tập trung ở chùa để làm lễ cúng Phật, cầu nguyện, nghe các nhà sư giảng đạo, cầu mong sức khỏe và hạnh phúc cho cả năm. Sau đó, họ rước tượng Phật ra một gian riêng trong ba ngày và mở cửa để mọi người có thể vào tắm Phật. Nước thơm sau khi tưới lên các tượng Phật sẽ được hứng lại đem về nhà để sức vào người làm phước.
Tắm Phật gắn liền với điển tích gì ?
Lúc Bồ-tát đản sanh, có hai cột nước thuần khiết ấm và mát từ trên hư không đổ xuống trên người của Bồ-tát và thân mẫu, nhờ đó làm cho họ có thể thích nghi với sự nóng và sự lạnh trong cơ thể.
Này các Tỳ-khưu. Khi vị Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, Ngài sanh ra thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt nào, không bị nhiễm ô bởi loại mủ nào, không bị nhiễm ô bởi loại máu nào, không bị nhiễm ô bởi bất cứ sự vật bất tịnh nào, thanh tịnh, trong sạch.
Khi vị Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, hai dòng nước từ hư không hiện ra, một dòng lạnh, một dòng nóng. Hai dòng nước ấy tắm rửa sạch sẽ cho vị Bồ-tát và cho bà mẹ.
Ý nghĩa Tắm Phật là gì ?
"Tắm Phật" thường được hiểu dùng sức mạnh thay tẩy, chữa lành của dòng nước để rột rửa phiền não, thanh tịnh tam nghiệp. Tuy nhiên giáo lý của Đức Phật bao giờ cũng đề cập đến "tu sửa nội tâm", "Tắm Phật" hiểu cho đúng chính là dùng sức mạnh trí tuệ (tượng trưng cho dòng nước) có được từ sự tu tập, định tĩnh (giữ giới, tập trung) để thanh lọc ba độc (tham, sân, si) từ đó nhận ra Phật tính, tính thấy biết hằng sáng suốt, trống rỗng, quang minh, vắng lặng mà thường chiếu trong mỗi người chúng ta. Thế nên trong Kinh Điển hệ Nam Truyền, Đức Phật đã dạy rất rõ:
Trong sông Bāhukā, Tại Adhikakkā,
Tại cả sông Gayā, Và Sundarikā,
Tại Sarassatī, Và tại Payāga,
Tại Bàhumatì, Kẻ ngu dầu thường tắm,
Ác nghiệp không rửa sạch.
Sông Sundarikā, Có thể làm được gì?
Payāga làm gì? Cả sông Bāhukā?
Không thể rửa nghiệp đen, Của kẻ ác gây tội.
Ðối kẻ sống thanh tịnh, Ngày nào cũng ngày tốt,
Với kẻ sống thanh tịnh, Ngày nào cũng ngày lành,
Các tịnh nghiệp thanh tịnh, Luôn thành tựu thiện hạnh.
Này vị Bà-la-môn, Chỉ nên tắm ở đây,
Khiến mọi loài chúng sanh, Ðược sống trong an ổn.
Nếu không nói dối trá, Nếu không hại chúng sanh,
Không lấy của không cho, Có lòng tín, không tham,
Ði Gayā làm gì, Gayā một giếng nước?
Hay Tỳ-khưu-ni Puṇṇā đã có bài kệ tuyệt vời để cảm hóa Bà-la-môn Sotthiya:
Mùa đông ta mang nước, Luôn luôn xuống dòng nước,
Ta sợ các hình phạt, Lời trách móc các bà.
Hỡi này Bà-la-môn, Ngươi sợ hãi vì ai?
Luôn luôn xuống dòng nước, Tay chân run cầm cập.
Ngươi phải chịu cảm thọ, Rét lạnh quá độ vậy?
Và nàng có biết chăng Hỡi này Puṇṇikā?
Sao nàng lại đến hỏi, Vị làm các nghiệp lành,
Vị đã chận đứng lại, Các nghiệp ác bất thiện.
Vị ấy già hay trẻ, Làm các nghiệp ác độc,
Người ấy nhờ rảy nước, Ðược giải thoát ác nghiệp.
Ai nói với ngươi vậy, Kẻ ngu với kẻ ngu,
Người tin nhờ rảy nước, Ðược giải thoát ác nghiệp.
Tất cả những ếch, rùa, Sẽ được lên cõi trời,
Cùng các rắn cá sấu, Và các thủy vậy khác.
Kẻ giết bò giết heo, Kẻ đánh cá sanh thú,
Các kẻ cướp giết người, Các người làm ác khác,
Họ nhờ có rảy nước, Có thể thoát ác nghiệp.
Nếu những con sông này, Có thể làm trôi mất,
Ác nghiệp xưa ngươi làm, Chúng cũng làm trôi luôn,
Các thiện nghiệp ngươi làm, Khiến ngươi thành rỗng không.
Tắm Phật chính là sự thanh lọc nội tâm bên trong mỗi người chúng ta
Chu Thái Dương (朱肽楊)
Điều hành Phong Thủy Yên Minh (風水殷朙) 096.799.3872
Chuyên gia tư vấn Phong Thủy nhà ở, xem Bát tự, gieo quẻ Kỳ Môn Độn Giáp
Achan người Việt Nam đầu tiên nhận Huyền thuật Hoàng Gia Thái Lan từ Lư Sĩ Hoàng Gia Thái Sorom