31/08/2024 | 128 |
0 Đánh giá

Ngày nhà giáo Singapore 30.8.2024 và nỗi niềm của thầy phong thủy, thầy tâm linh, đạo sư

30.8.2024 là ngày nhà giáo Singapore. Trong khi thiền định hàng ngày, những tư tưởng về nghề giáo chợt trỗi dậy, thế nên mình viết bài này để mọi người có được hiểu biết sâu sắc về nỗi niềm của người thầy phong thủy, thầy tâm linh hay đạo sư 

1. Thầy phong thủy, thầy pháp, thầy bùa chỉ là Đạo sư, người hướng Đạo.

Nhiều người phân biệt thầy phong thủy khác thầy pháp, thầy pháp khác thầy bùa, nhưng thật ra các vị thầy làm về tâm linh, huyền học như phong thủy, tử vi, bát tự, kỳ môn độn giáp đều bắt buộc phải là Đạo sư, thầy hướng Đạo, vì sao ?

 

Thầy phong thủy

Giúp bạn bố trí nhà sao cho tàng phong tụ khí, hợp với âm dương, ngũ hành, bát quái. Những quy luật bố trí phong thủy giúp bạn sống thuận tự nhiên, với trường khí, điện từ trường của vũ trụ mà con người là một tiểu vũ trụ (một nguồn năng lượng điện tự trường nhỏ) phải biết sống điều hòa, tương ứng với đại vũ trụ (năng lượng lớn của trời đất, tinh tú, nhật nguyệt) 

Mặc khác, điều quan trọng nhất chính là thầy hướng bạn có lối sống thuận tự nhiên. Là sao ?

Nếu nhà bố trí phòng ốc theo đúng phong thủy rồi mà bạn để đồ đạc lộn xộn, dơ bẩn, tạp nham, ô uế thì liệu có hành vận nổi ? Hay bạn lê dép dơ đi khắp nhà, hay bạn dùng khăn dơ lau ban thờ, hay bạn dùng khăn của người khác lau mình... Rất nhiều điều cấm kỵ về lối sống mà bạn buộc phải tuân theo nếu muốn thuận thiên hợp địa, hòa với dòng năng lượng vĩ đại lớn lao của vũ trụ. 

Thế nên phong thủy tốt rồi đòi hỏi bạn phải chăm sóc, năng quét dọn, giặt rửa để môi trường mới sạch, tinh tươm, phải hiểu những điều cấm kỵ để tránh trong việc bố trí những dụng cụ, thiết bị mới. Việc sắp đặt bố trí phòng ốc thiết bị chỉ là một phần rất nhỏ trong mảng phong thủy. Nếu bạn không có lối sống hợp Phong Thủy sau đó thì dù có mời thầy phong thủy nổi tiếng nhất bố trí cũng hoàn không, phong thủy sẽ từ tốt trở thành xấu chỉ sau một vài phút. Bạn nhớ nhé, chỉ một vài phút thôi, sau khi bạn làm ô uế, dơ bẩn khu vực phong thủy tốt thì nó sẽ tác động ngay không cần phải đợi vài ngày hay vài tuần đâu. 

 

Thầy bùa

Thầy bùa sau khi cho bạn thỉnh bùa rồi có nói gì với bạn nữa không ? Nếu họ không căn dặn bạn một điều gì, thì đó không phải là một người thầy bùa thật sự. Vì sao ?

Mỗi lá bùa, tùy trường phái sẽ có cấm kỵ riêng biệt, khác nhau. Ví dụ có trường phái cấm ăn khế, đi dưới cây khế, ăn dấp cá, ngò ôm, bí... Có trường phái kỵ đi dưới sào phơi đồ, đụng phụ nữ có kinh. Nếu bạn phạm phải điều cấm kỵ thì lá phép hay lá bùa mất linh, trường hợp nặng sẽ bị binh hành, tổ quở bệnh tật, xui rủi không thôi.

Như vậy có thể thấy muốn lá bùa được linh nghiệm đòi hỏi:

+ Người thầy phải giữ giới, sống thuận với Thiên Đạo hay Quỷ đạo (nếu dùng phép đen), biết tôn sư trọng đạo, kính tổ mến thầy 

+ Người tín thỉnh bùa cũng phải giữ giới (ít hơn người thầy), cũng phải có lòng sùng mộ với vị Tổ, vị Tiên, chư Thiên ban phép giáng bùa. Nếu không tin thì sao năng lực gia trì của bùa phép tổ thầy đến được Tín hiệu quả ? Nếu phạm giới phép mất thì liệu giữ lá bùa có ích chi ?

Việc người tín thỉnh bùa phải sống theo những điều kiêng kỵ, phải tôn kính Tổ Thầy cũng chính là sự hướng Đạo của người thầy bùa, vậy thầy bùa cũng chính là một vị Đạo sư đúng không ? 

 

Thầy pháp

Với Phật giáo, thầy pháp hay pháp sư chỉ đơn thuần là người giáo viên truyền đạt lại Giáo Pháp của chư Phật, còn gọi là giảng sư. Pháp ở đây là lời dạy, lời kinh, giới luật, luận của Phật, Tổ.

Với huyền thuật, thầy pháp hay thầy mo, thầy cúng là những vị chuyên đảm trách nghi lễ cúng tế để cầu cho quốc thái dân an, cầu mưa gọi gió, tiêu tai giải hạn, chiêu tài tiến bảo hay trừ tà diệt quỷ. 

Người thầy khi tổ chức lễ sẽ giảng giải cho tín hiểu ý nghĩa từng món cúng phẩm, từng giai đoạn trong quá trình làm lễ. Tín phải tuân theo nhất nhất, như chuẩn bị món gì thì phải đầy đủ số lượng, chất lượng, không được thiếu vì chư Phật có thể từ bi cho qua như chư Thiên, Tiên, Hộ pháp thì rất nghiêm ngặt, quy củ, không hề dễ dàng với những tín không đủ tín tâm, chuẩn bị kỹ lưỡng. 

Trong khi cúng khách phải tập trung, không lo ra, không dùng điện thoại, một mực hướng tâm về vị thầy, lắng nghe và làm theo lời thầy dạy bảo. Cúng xong rồi thì phải tuân theo lời thầy làm gì, không được làm gì. 

Ví dụ: một lễ cúng siêu độ vong linh, khi làm lễ, vị thầy giao tiếp được với âm linh, vong bảo xác phải hàng ngày đi chùa, tụng chú Đại bi, xác nghe thì vong mới tha. Người thầy đứng ra làm người trung gian (medium) truyền đạt lại thông điệp của vong cho xác hay gia chủ nghe. Xác sau đó phải năng đi chùa, năng trì chú Đại Bi thì bệnh tình mới thuyên giảm, không thể chỉ trông chờ một buổi lễ mà giải hết nghiệp nợ nặng nề mà xác đã gây ra cho vong. 

Như vậy, ta thấy pháp sư, thầy pháp cũng là những bậc hướng Đạo, chỉ dạy gia chủ, bệnh nhân phải thay đổi lối sống, biết những điều kiêng kỵ cần tránh (giữ giới). Họ cũng là Đạo sư chỉ là sử dụng những phương tiện khác nhau mà thôi !

 

2. Những hiểu lầm về thầy phong thủy, thầy bùa thường thấy 

Khi đi học, chúng ta được thầy cô truyền dạy kiến thức. Học giỏi hay dở, có tiếp thu được kiến thức đó hay không đều là nỗ lực tự thân của người trò.

Không thể nói một thầy hay cô nào dạy dở, vì nếu dạy dở thì sao một lớp bao giờ cũng có học sinh giỏi ? 

Nếu thầy cô dạy dở mà có học sinh giỏi thì giỏi là do công của thầy cô hay do nỗ lực của người trò ? Cách truyền đạt của thầy cô có thể không hợp với một số học sinh, nhưng kết quả học tập phản ánh nỗ lực tự thân của người trò là chính, không thể đổ thừa do thầy cô dạy dở mà trò học dở, vì sao ?

Theo nguyên lý Pareto hay nguyên lý 80/20, nếu có 10 giáo viên thì tỷ lệ giáo viên giỏi chỉ có 2 người. Như vậy một khối lớp 6 có 10 lớp thì chỉ có 2 giáo viên dạy giỏi. Nếu khăng khăng cho rằng "minh sư xuất cao đồ", như vậy thì buộc

+ Lớp có 2 giáo viên dạy giỏi phải có 100% học sinh giỏi. Thực tế là tỷ lệ học sinh giỏi của lớp có 2 giáo viên dạy giỏi này cũng tương ứng nguyên tắc Pareto, chỉ 20% là học sinh giỏi mà thôi. 

+ Lớp không có giáo viên dạy giỏi sẽ không có học sinh giỏi, thực tế những lớp này vẫn có học sinh giỏi, và vẫn chiếm tỷ lệ 20% theo nguyên lý Pareto.

Điều đó cho thấy trong cuộc sống này không hề có một lớp nào có 100% học sinh giỏi hay dở tuyệt đối. Luôn có tỷ lệ học sinh giỏi/ dở khác nhau tùy lớp, và việc học sinh học giỏi không phụ thuộc vào trình độ giảng dạy của giáo viên mà là nỗ lực của bản thân học sinh là chính.   

 

Xoay sang trường hợp thầy phong thủy. Sau khi bố trí phong thủy, căn dặn khách phải kiêng kỵ gì, sống như thế nào để hợp phong thủy nhà ở, khách làm tốt thì tin tưởng vào người thầy, khách không nghe theo thì chuyển sang nghi ngờ, chế giễu, chê bai người thầy không ra gì. Như vậy lỗi là ở người thầy hay lỗi của khách ?

Người thầy với vai trò đạo sư chỉ có trách nhiệm chỉ ra lối sống hợp phong thủy. Khách là người trò, muốn có kết quả tốt thì phải siêng năng thực hành, nghe theo lời thầy giữ những giới cấm kỵ. Người thầy không thể bảo đảm kết quả 100% cho khách vì phong thủy nhà khách phụ thuộc vào sự ăn ở, đối đãi, giữ giới của khách là chính. 

Khách không nghe lời không đạt kết quả thì không thể chê trách rằng thầy dở vì kiến thức suy cho cùng cũng chỉ có nhiêu đó. Khách nào tuân thủ làm trò giỏi thì có kết quả tốt, vậy kết quả tốt là nhờ sự cố gắng nỗ lực của khách, thầy chỉ đóng vai trò xúc tác khiến phản ứng xảy ra nhanh hơn chứ không thể thay thế khách làm hết mọi chuyện được.

Cũng như câu chuyện điển hình, bệnh nhân tìm bác sĩ giỏi cho thuốc, bác sĩ kê toa nhưng bệnh nhân quên mua thuốc hay mua về rồi không chịu uống vậy thì bệnh nhân không hết bệnh là lỗi của bệnh nhân hay lỗi của bác sĩ ? Người thầy cũng như vị bác sĩ chỉ có trách nhiệm cho toa, còn có mua thuốc, chịu khó uống thuốc định kỳ theo toa hay không là nghĩa vụ của người bệnh. Người bệnh không uống thuốc thì không thể đổ thừa bác sĩ dở hay cho rằng thuốc không hợp với mình được. 

Thế nên hiểu lầm thường thấy nhất của khách là nghĩ rằng chỉ cần thay đổi phong thủy nhà ở hay thỉnh một lá bùa sẽ giải quyết được vấn đề nan giải của mình. Họ không hiểu sự thật rằng tuân theo lời dạy của người thầy phong thủy hay thầy bùa sau đó về cách sống hợp Đạo, hài hòa với tự nhiên mới là giải pháp cho mọi vấn đề.

Thế nên khi gặp phải vấn đề rắc rối trong cuộc sống, người miền Nam thường nói "Ăn ở sao mà vậy". Ăn ở chính là lối sống, lối sống sai thì phải tu sửa cho đúng, ăn ở sai thì đừng trông mong một bố trí phong thủy hoành tráng hay một lá bùa nhỏ nhoi có thể giải quyết được nghiệp quả sâu nặng.

Cái gì bạn gây ra thì chính bạn phải tự giải quyết lấy, có nợ thì phải trả, trả cho hết thì đời mới an yên. Thế nên Đức Phật chỉ dạy Pháp là thứ quý giá nhất, bởi vì Pháp là nghệ thuật sống hợp Đạo, hợp tự nhiên, hợp nhân quả. Lão Tử thì nói: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo ĐạoĐạo thuận theo tự nhiên” (Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp Tự nhiên).

Như vậy ăn ở sao cho hợp Đạo, lẽ đất, lý trời, thuận tự nhiên chính là nghệ thuật sống cao nhất có thể hóa giải mọi tình huống thiên nan vạn nan của thế gian này vậy. 

Tựu trung lại, bài viết chỉ muốn nói với bạn một chân lý giản đơn, khi gặp khó khăn, bạn tìm thầy bùa, thầy pháp, thầy phong thủy, thầy gì cũng được, nếu người đó hướng dẫn bạn lối sống hợp Đạo, chỉ cho bạn những điều sai trái cần chỉnh sửa, người đó thật sự là một chân Đạo sư, sẽ có thể giúp bạn giải quyết mọi vấn đề rắc rối trong cuộc sống. Bằng không chỉ là thầy dụng thuật mưu sinh qua ngày, chỉ chăm chăm kiếm tiền thu lợi từ bạn bất kể họ có thể giúp bạn giải quyết được rắc rối cuộc đời mình hay không. 

Chu Thái Dương (朱傣杨)

Điều hành Phong Thủy Yên Minh (096.799.3872

Chuyên gia tư vấn Phong Thủy nhà ở, xem Bát tự, gieo quẻ Kỳ Môn Độn Giáp

Achan người Việt Nam đầu tiên nhận Huyền thuật Hoàng Gia Thái Lan từ Lư Sĩ Hoàng Gia Thái Sorom


(*) Xem thêm