Từ khi xem bát tự, tư vấn phong thủy nhà ở, kỳ môn độn giáp từ năm 2017 tới giờ, chấm cho gần 550 khách, Phong Thủy Yên Minh nhận thấy khó khăn nhất của việc xem bát tự chính là giúp khách hóa giải vận hạn hiệu quả.
Với những trường hợp khó nhất, cầu viện sự giúp đỡ của Quán Thế Âm Bồ Tát luôn hiệu quả, vì đây là vị Bồ Tát có nhân duyên rất lớn với trái đất này. Nhân ngày vía Bồ Tát Quán Thế Âm thành đạo 19/9 Âm lịch, bài viết nói về công hạnh, diệu dụng của việc trì niệm danh hiệu, chú Quan Âm
Xem Bát tự - Phóng sanh ngày vía Bồ tát Quán Thế Âm xuất gia
https://g.page/PhongThuyYenMinh
Phóng sanh ngày vía Quán Thế Âm bồ tát thành đạo 25/10/2021DL
1. Bồ tát Quán Thế Âm có ngũ hành gì ?
Xét theo giáo nghĩa Phật giáo, Bồ Tát là những bậc vượt khỏi sinh tử, vô sắc, vô tướng, đã không có hình tướng thì chẳng thể có ngũ hành để phân biệt.
Theo xem bát tự, do bồ tát Quán Thế Âm hay mặc đồ màu trắng, dòng sữa cam lồ thường có màu trắng, thế nên một số trường phái Bát tự cho rằng Ngài mang ngũ hành Kim. Tương tự Đức Lục Độ Mẫu (Green Tara) có thân màu xanh lá nên ngũ hành Mộc. Quan Công Quan Vân Trường có mặt màu đỏ nên hành Hỏa, Phật Dược sư thân màu xanh dương nên hành Thủy. Có thể nói cách tôn thờ các vị Phật, Bồ Tát, Thần, Bổn tôn theo Bát tự Tử Bình khá đơn giản và dễ hiểu, chủ yếu phụ thuộc vào màu sắc bên ngoài.
2. Bồ tát Quan Thế Âm nổi tiếng về thần chú gì ?
Trong kinh điển Phật Giáo thì Đức Quán Thế Âm Bồ tát có tuyên thuyết rất nhiều câu thần chú, tuy nhiên 3 pháp mà mọi người biết nhiều nhất chính là:
+ Lục tự đại minh chú Om Mani Padme Hum (Kinh trang nghiêm bảo vương)
+ Đại bi chú (Kinh Đại bi Tâm Đà Ra Ni)
+ Thập nhất diện chú (Kinh Quán âm thập nhất diện)
Chú ngữ tuy có khác nhau nhưng tựu trung lại, lợi ích vô biên, công đức vô biên, mọi người có duyên với thần chú nào thì cứ chuyên tâm trì tụng thần chú đó sẽ mau chóng có cảm ứng.
3. Xưng trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát có những lợi ích gì ?
Chỉ việc đơn giản xưng niệm Thánh Hiệu "Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát" thường xuyên sẽ có những lợi ích:
+ Diệt trừ tam độc tham, sân, si, ngã mạn, diệt khổ thêm vui
+ Không bị bệnh tật, cướp bóc, hãm hại, trù ấm, ma quỷ quấy phá...
+ Sanh vô lượng phước, diệt vô lượng ác nghiệp quá khứ
+ Sanh về các cõi Phật tịnh độ, cõi lành ở cõi trời hay cõi người, sanh về trụ xứ của Bồ Tát
+ Không thoái chuyển nơi đạo Vô Thượng, sanh đời nào cũng gặp Phật học Pháp
+ Mong cầu điều gì cũng thành tựu, cầu vợ con, tài sản, sức khỏe, sống lâu... cho đến cầu mau chóng thành Phật cũng được mãn nguyện.
4. Quán Thế Âm Bồ tát là nam hay nữ ?
Đức Quán Thế Âm Bồ tát (Avalokitesvara) là biểu trưng của lòng Từ - Bi muốn cứu độ chúng sanh (Kinh Pháp Hoa) còn được gọi là Quán tự tại Bồ tát, biểu hiện pháp môn tu tập (kinh Bát nhã)
Thực tế Quán Thế Âm Bồ tát không có thân nam hay thân nữ. Vì sao ?
Kinh Pháp Hoa và Lăng Nghiêm có dẫn: chúng sanh đáng được độ bằng thân nào, thì Bồ Tát sẽ hiện ra thân đó để độ. Nói dễ hiểu là chúng sanh hợp sắc thân nào, Bồ Tát sẽ hiện sắc thân ấy mà độ cho.
+ Việt Nam thường thờ Tôn tượng, Tôn ảnh Quán Thế Âm Bồ tát ở dạng thân nữ
+ Nhật Bản lại thờ Bồ tát ở dạng thân nam
+ Tây Tạng thì Bồ tát thân nữ có 4 tay biểu hiện tứ vô lượng tâm
Vốn dĩ bậc Thánh không có sắc thân, do chúng sanh chấp vào sắc thân nên Bồ Tát mới tùy thuận cứu độ theo sắc thân chúng sanh mong muốn. Tuy nhiên cũng có trường hợp Bồ Tát hiện ra giúp đỡ dưới thân tướng phàm phu mà chúng ta không hề hay biết, chỉ vì mắt phàm không thấy được chân tâm vậy.
5. Vì sao nên sùng mộ Quán Thế Âm Bồ tát như một vị Phật ?
Trong Kinh "Đại Bi Tâm Đà Ra Ni", là Bổn Kinh của Đại Bi Chú, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy Quán Thế Âm Bồ Tát là ứng thân của vị Cổ Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai.
Vốn dĩ là một vị Cổ Phật, vì lòng từ bi tùy thuận chúng sanh, phát duyên tu hành cho các chúng Bồ Tát, nên Chánh Pháp Minh Như Lai mới ứng hiện ra một vị Bồ Tát là Quán Thế Âm Bồ Tát để hóa độ.
Kinh "Lăng Nghiêm" có dạy: Quán Thế Âm Bồ Tát ngoài cứu giúp và dạy Pháp cho chúng sanh, còn cứu giúp và dạy Pháp cho các hàng Bồ Tát.
Kinh "Pháp Hoa" lại dạy: các chúng Bồ Tát phải nên cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát. Dễ hiểu thôi, vì tuy cùng là Bồ Tát nhưng vốn dĩ ngài đâu phải là Bồ Tát mà ngài chính là Phật Đà.
- Nếu chịu khó tìm hiểu Phật Pháp, mọi người sẽ thấy có rất nhiều vị Thánh vì tùy thuận chúng sanh mà ứng hiện rất nhiều.
Trong Kinh Địa Tạng có ông Chủ Mạng Quỷ Vương. Vì tùy thuận chúng sanh, vì nguyện lực mà ông ấy là Quỷ nhưng thực chất ông ấy là một vị Đại Bồ Tát ứng hiện thành thân Quỷ.
Hay như Đức Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thực ra cũng là một vị cổ Phật. Trong đời quá khứ, Ngài đã thành Phật, hiệu là Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật.
Còn trong đời hiện tại, Ngài chính là Hoan Hỷ Tạng Ma Ni Bảo Tích Phật; Quốc độ là Hoan Hỷ Thế Giới ở phương Bắc. Tuy đã thành Phật, Ngài vẫn quay thuyền từ bi trở lại cõi Ta Bà, “giấu lớn hiện nhỏ,” thị hiện làm Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi.
Theo Phẩm thứ nhất, Kinh "Pháp Hoa", Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là “Sư tổ” của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Thuở truớc, khi chưa xuất gia, Ðức Phật Nhật Nguyệt Ðăng Minh có tám người con trai. Về sau cả tám người này đều tu hành thành Phật, người thành Phật sau rốt có danh hiệu là Phật Nhiên Ðăng.
Thầy của Ðức Phật Nhiên Ðăng là Pháp Sư Diệu Quang. Pháp Sư Diệu Quang chính là tiền thân của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi!
Còn Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni thì vốn là học trò của Ðức Phật Nhiên Ðăng và được Ðức Phật Nhiên Ðăng thọ ký làm Phật trong đời này.
Do đó, nếu luận về thứ bậc thì Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi thuộc vai trên – Tức là “Sư tổ” của Phật Thích Ca Mâu Ni !
Thế nhưng, trong đời này khi Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện thành Phật, thì Bồ Tát Văn Thù lại thị hiện làm đệ tử thượng thủ của Ngài.
Thế nên cảnh giới của Bồ Tát không có hình tướng, chẳng phân lớn nhỏ, chẳng hiềm cao thấp-hoàn toàn không có sự phân biệt, chấp trước vậy.
👉👉👉 Những mẫu chuyện linh ứng Quán Thế Âm Bồ Tát
Chu Thái Dương (朱肽楊)
Điều hành Phong Thủy Yên Minh (風水殷朙) 096.799.3872
Chuyên gia tư vấn Phong Thủy nhà ở, xem Bát tự, gieo quẻ Kỳ Môn Độn Giáp
Achan người Việt Nam đầu tiên nhận Huyền thuật Hoàng Gia Thái Lan từ Lư Sĩ Hoàng Gia Thái Sorom