15/06/2022 | 4635 |
0 Đánh giá

Tổ Lersi (Lư Sĩ), Tổ Bùa Ngải đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong Huyền thuật Thái Lan, Campuchia, vì nhờ họ mà các pháp sư, cao tăng mới nhận được độ trợ huyền thuật cần thiết nhằm giúp người đời giải quyết những khó khăn vướng mắc rắc rối trong cuộc sống.

Bài viết cung cấp kiến thức cần thiết về Lersi (Lư Sĩ) để mọi người có hiểu biết đúng đắn về Tổ Lersi, không có cái nhìn phiến diện Tổ Lersi là Tổ Bùa Ngải mang tính xấu xa tiêu cực, không phải là chánh pháp mà chỉ hại người vì tà kiến. 

TỔ LERSI - TỔ BÙA NGẢI LÀ AI

https://g.page/PhongThuyYenMinh

1. Lersi nghĩa là gì ?

Lersi người Việt gọi là Lư sĩ, Thái gọi là Pra Lersi, hay Ruesi chính là những vị ẩn sĩ (hermit) hay hành giả du già khổ hạnh (ascetic yogi) bỏ nhà vào rừng để thực hành tâm linh, tìm kiếm giác ngộ hay sở đắc những thành tựu năng lực siêu nhiên về huyền học ma thuật phù thủy. Nhìn chung mục tiêu tối thượng của Lư sĩ chính là giúp đỡ chúng sanh khỏi đau khổ lầm than cũng như giải thoát mình khỏi vòng luân hồi nghiệp quả.

Hiểu cho đúng thì các vị Đạo sĩ cũng chính là Lư sĩ vì họ đều là ẩn sĩ, đều bỏ nhà lên núi tu luyện, cũng tu tập Đạo giáo mà thành tựu thần thông đạo pháp, chứng đắc cảnh giới thần tiên linh diệu.

Điều khác biệt giữa Lư sĩ với Đạo sĩ chính là đường lối tu luyện. Đạo sĩ tu theo Đạo giáo Trung Hoa còn đa phần Lersi tu tập theo kinh điển Vệ Đà Ấn Độ kết hợp Phật giáo Nguyên Thủy (thiền Vispassana) cùng một số pháp môn phù thủy bản xứ. 

Cách ăn mặc của Lersi người Thái

Cách ăn mặc của Lersi người Thái tu rừng

2. Nguồn gốc của Lersi ?

Trong thời cổ ở Ấn Độ, Rishi là những nhà khổ hạnh tóc dài sống ẩn cư trong rừng, tự nuôi sống bằng bất kỳ món bố thí nào, lìa bỏ đời sống gia đình vợ con, buôn bán, trồng trọt và những hành động đời thường khác. Họ được gọi là rishi, Tây Tạng là trangsong, nghĩa là “thẳng” hay “thật”, bởi vì các ngài thẳng thắng, chân thật xứng đáng để nhận sự kính trọng và tôn sùng.

Khi Ấn giáo được truyền vào các quốc gia Thái Lan, Lào, Campuchia, Rishi được gọi thành Lersi, hay Ruesi. Về mặt bản chất, các từ này đều có cùng nội hàm là Ẩn sĩ, những người thích ẩn cư rừng núi, không thích cuộc sống giao tiếp xô bồ náo nhiệt nơi xã hội thành thị văn minh hiện đại. 

Lư sĩ rải nước tẩy tịnh

Lư sĩ rải nước tẩy tịnh 

3. Có bao nhiêu vị Tổ Lersi ?

Thực tế có hàng trăm vị Tổ Lersi khác nhau theo truyền thuyết Ấn giáo Vedic (Vệ Đà) và Phật giáo Nam tông Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar (Burma) cũng như các bộ lạc thiểu số ở khu vực Đông Nam Á.

Đó có thể là những vị chứng Thánh quả, thực thể Thiên thần hay chỉ là Lersi Thế gian cấp thấp, tuy nhiên đa phần Lersi cư ngụ tại ẩn thất tâm linh Asrom (Ashrams), tiệm xăm mình (Samnak) và ở những hang động, khu vừng ở Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar (Burma).

Lersi có nhiều quyền năng, ma thuật thế nên ở Thái người dân thường tìm đến các vị Lersi để nhờ tư vấn dự đoán tiên tri vận hạn (fortune-telling) như người Việt tìm các thầy phong thủy tử vi lý số hiểu biết về huyền học Trung Hoa để giải vận hạn. 

Lersi quyền năng

Lersi quyền năng trong hình nổi tiếng dự báo tương lai đặc biệt là cho số. Do phạm sai lầm cho nhiều số và nhiều đệ tử trúng số, M.afia địa phương đã cho người tìm đến khử ông để giải quyết vấn đề này. Ông đã biến mất lánh nạn 2 năm sau đó tái xuất hiện & giảng dạy lại như thường

4. Đức Phật có phải là một vị Tổ Lersi hay không ?

Xét về khía cạnh "Ẩn sĩ" của thuật ngữ "Lersi", Đức Phật đã ly gia cát ái vào rừng tìm đạo giác ngộ, thế nên Ngài cũng là một Ẩn sĩ đích thực. Các nhà sư đích thực của Phật giáo Nam tông thường vào rừng tu (tu rừng, thudong), cũng học hỏi giao lưu huyền thuật với các vị Lersi nên nhìn chung có thể gọi họ là Lersi. 

Điểm khác biệt sâu sắc giữa Đức Phật với các vị Tổ Lersi chính là đường lối hành Đạo, khả năng trì giữ giới luật nhiều ít và thành tựu tâm thức, tâm linh. 

Những rishi thành tựu cao nhất vẫn chưa cắt đứt được những phiền não che ám, vẫn còn bị thương tổn bởi kiêu mạn và luyến bám với lời khen và công nhận nên chưa chứng được Thánh quả thoát khỏi luân hồi đau khổ.

Đức Phật trái lại nhờ thấu hiểu tính Không, Vô thường, Vô ngã của vạn pháp nên đã hoàn toàn trừ sạch chấp ngã tận gốc rễ của nó nhờ phát khởi Bồ đề tâm tìm kiếm giác ngộ chỉ vì muốn làm lợi lạc cho chúng sanh hữu tình thoát khổ đau luyến ái dính chấp. Thế nên Đức Phật còn được gọi là một vị Rishi Chân Thật, cũng như những vị A La Hán đạt Thánh quả vô sanh, không còn phải tái sanh ba cõi sáu đường. 

Tượng Lersi ngồi dưới Naga

Tượng Lersi ngồi dưới Naga. Giống Đức Phật, Lersi có khả năng hàng phục loài Rồng Naga

5. Lersi khác tăng sĩ Phật giáo như nào ?

Nếu một Tỳ Kheo Phật giáo nguyên thủy phải giữ 250 giới, Tỳ Kheo ni 348 giới theo Phật giáo thì một vị Lư sĩ chỉ giữ vài chục giới tùy theo dòng phái mình đang theo, chủ yếu là giới cấm ăn uống ảnh hưởng đến việc luyện bùa như không ăn thịt chó mèo, trâu bò... 

Khác biệt rõ nhất có thể thấy chính là một vị Lersi vẫn có thể có vợ, có con, ăn mặn, còn Tỳ khưu Phật giáo nhất là Phật giáo Đại thừa, Kim Cang Thừa thì không được. 

Tượng Lersi thờ trong hang

Tượng Lersi thờ trong hang

6. Lersi Tafai là ai ?

Với Đạo Giáo Trung Hoa, mỗi khi vẽ bùa cần triệu thỉnh chư Tổ gia trì như Thái Thượng Lão Quân (Đạo Đức Thiên Tôn) hay Tam Thanh hay Ngọc Hoàn Thượng Đế thì với huyền thuật Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar, khi vẽ Yant (ký hiệu thiêng Vệ Đà tương tự linh phù Trung Hoa), người pháp sư Achan cần triệu thỉnh Tổ bùa đến chứng minh, ban phép.

Lersi Tafai là một trong những vị Lersi được tôn thờ phổ biến nhất ở Thái Lan với khuôn mặt có 3 con mắt (thường gọi là Lersi 3 mắt). Là Lersi cực kỳ quan trọng không thể thiếu ở điện thờ của các pháp sư bởi Lersi này phải được mời chứng minh cho lễ bái sư Wai Kru (còn gọi là lễ tôn sư như Lễ nhà giáo Việt Nam 20/11). Wai Kru tương tự lễ cúng tổ để tôn vinh và biết ơn những người thầy và các thế hệ tổ các đời trước đã khai sáng và gìn giữ đạo học, ngành nghề.

Phra Lersi Tafai

Phra Lersi Tafai- Hóa thân của thần hủy diệt và sáng tạo Shiva

Các tranh vẽ ở Thái Lan thường vẽ hình Lersi Tafai dùng con mắt thứ 3 để đốt cháy, tiêu diệt ma quỷ bảo vệ cho người đeo hình tượng Lersi Tafai nên Lersi là bùa hộ mệnh hàng đầu trong các bùa hộ mệnh không kém Phra Pidta (Phật bịt mắt), Lp Thuad (Luang Phor Thuat, cao tăng hàng đầu Thái Lan chuyên bảo hộ tai qua nạn khỏi, trừ tà)...

Sức mạnh của Lersi Tafai là chống lại các ác, bảo vệ người thờ khỏi những nguy hiểm rắc rối. Vì Lersi Tafai vị tổ của mọi ngành nghề trong cuộc sống nên tín đồ có thể cầu xin ngài giúp họ thăng tiến trong lĩnh vực, nghề nghiệp họ đang theo đuổi hoặc vượt qua những khó khăn bế tắc trong công việc và sự nghiệp. Mặt khác con mắt thứ 3 của Lersi giúp đốt cháy mọi thứ tà ác, chống lại bùa ngải, ma quỷ, vong hồn tà ác hiệu quả. 

Lersi Tafai  còn được xem là hóa thân của Thần Shiva (Việt dịch Thấp Bà, Cập Chiêu), vị cũng có con mắt thứ ba đốt cháy tất cả mọi thứ khi nó hướng về. Tuy nhiên, theo những dòng Bà La Môn nghiêm mật, Shiva không có hóa thân vì là vị không bao giờ được sinh ra, và không thể hiện thân người, khác với thần Visnu có trên 10 hóa thân là các nhân vật vĩ đại tâm linh có thật trong lịch sử tính tới thời điểm hiện tại. 

6. Đội mặt nạ Tổ Lersi để làm gì ?

Truyền thống Rishi Ấn Độ không hề có tục Đội đầu Thần hay Lersi như huyền thuật Thái Cam Lào. Đó là điểm khác biệt rõ nhất giữa các nền huyền học này dù cùng sử dụng thuật ngữ Ẩn sĩ. 

Mục đích của việc Vô Thần (đội mặt nạ Thần) nhằm giúp tín thanh tịnh nghiệp xấu, nhận gia trì lực, xua đuổi tà ma yêu quỷ ra khỏi xác. Trong lễ Wai Kru, đội mặt nạ Tổ giúp trao truyền ân đức Phật cho người nhận vì các vị pháp sư sẽ tụng đọc những bài kinh Ân đức Phật Pháp Tăng. Điều cần lưu ý là khi vô thần, thông thường đầu thần được đội ở trên đỉnh hơn là qua mắt.

Nghi thức vô thần Lersi để tra trì cho mặt nạ

Nghi thức vô thần Lersi để tra trì cho mặt nạ

7. Mặt nạ Tổ Lersi có khó làm không ?

Đa phần chất liệu làm mặt nạ ở Thái là giấy. Cái khó nhất của việc làm mặt nạ chính là tìm các 108 loại thảo dược, ngải nghệ, đất thiêng đền chùa, bãi tha ma hay những vật liệu quý hiếm ở trong rừng trong núi, thậm chí là đá có thần ngự như lek lai, lek namphi. Việc này đòi hỏi tốn nhiều thời gian công sức chứ không phải có sẵn trên thị trường, đặt cái là có. 

Để mặt nạ Tổ Lersi được linh, sau khi hoàn thành, mặt nạ sẽ được đưa đến các chùa để sư tăng tụng kinh của vị tổ đó liên tục trong 3- 6 tháng. Điều này đòi hỏi sự kiên trì nhẫn nại, không thể sớm hơn. Do đó một mặt nạ Tổ Lersi được chùa gia trì có giá đắt gấp 10 lần mặt nạ chưa được gia trì làm thương mại bán ngoài thị trường là vậy. Số tiền công đức cúng dường cho chùa để sư gia trì cho mặt nạ Tổ Lersi cũng chính là bí quyết khiến mặt nạ Tổ Lersi độ trợ tín cực kỳ hiệu quả vậy !

Mặt nạ Lersi Tafai

Mặt nạ Tổ Lersi Tafai

8. Ảnh hưởng của Tổ Lersi trong hệ thống Bùa ngải thế giới là gì ?

Trong mọi môn phái bùa Ngải, Tổ bùa Lersi được đặt ở vị trí thứ bậc cao nhất vì quyền năng thông thiên triệt địa mạnh mẽ. 

Bùa phép Khơ Me gọi là ông Rư Sì, tổ các môn bùa phép thư ếm. 

Bùa phép 5 ông gọi là ông Gu Si. Bất cứ pháp sư nuôi ngải luyện bùa nào cũng phải tôn thờ Ngài. 

Bùa ngài Thất Sơn núi Cấm gọi là ông thầy rừng. 

Tóm lại, Tổ Lersi có thứ bậc rất cao, quyền năng rất lớn, là tổ của Bùa, Ngải, Thư ếm, độ trợ tất cả mọi mặt. 

Tượng Lersi thờ ở chùa Wat Raiking (Nakhon Pathom)

Tượng Lersi thờ ở chùa Wat Raiking (Nakhon Pathom)

9. Lễ bái tổ Lersi Wai Kru thường được tổ chức khi nào ?

Lễ Wai Kru lớn nhất ở Thái thường được tổ chức vào dịp đầu năm Tết cổ truyền Songkran Thái Lan.

Với các Achan, tùy theo dòng phái và hệ thống Chiêm tinh trạch nhật sẽ có một ngày lễ bái tổ cụ thể trong tuần hay trong tháng. Vì vậy các tín muốn cúng tổ không cần phải đợi tới đầu năm mà đợi tới tháng tốt hay ngày tốt sẽ đem lễ vật dâng tổ, làm lễ dưới sự chủ trì của các pháp sư Achan hay nhà sư. 

Bàn thờ Lersi trong chùa

Bàn thờ Lersi trong chùa

10. Tổ Lersi - Tổ Bùa ngải có phải là tà pháp ?

Pháp vốn không có chính có tà, chỉ có người là có tà có chính.

Lersi là những vị ẩn sĩ du già thực hành huyền học nhằm cứu người độ đời, tuy nhiên thực tế việc thế gian rất khó để phán xét, bởi giúp cho khách mà không hiểu nhân quả thì hại cho bên còn lại là người hay vong vốn có nghiệp nợ xấu với khách.

Do đó các vị Lersi tu càng cao thì càng ít chú trọng sử dụng huyền thuật, chủ yếu giảng Đạo dạy Pháp như Đức Phật để giúp con người tu tâm chuyển tánh. Huyền thuật chỉ là thứ bổ trợ khi cần kiếp, để nâng khách lên khỏi vực sâu chứ ko phải giúp khách thành tựu giàu sang phú quý, vốn không phải là mục đích cao nhất. Cái tối thượng chính là phát triển tâm linh thẳm sâu trong mỗi con người, trong thời đại vật chất mà con người dễ bị tha hóa chỉ có hiểu biết sùng mộ tâm linh mới giúp con người sống hòa hợp với tự nhiên, gặt hái nhiều thành công, thuận lợi trong cuộc sống vậy. 

Hoàng gia Thái Lan từ Đức Vua đến các vị hoàng thân quốc thích đa phần đều thích tu học huyền thuật và giáo pháp từ các vị Achan, Lersi Hoàng gia để có thể bảo vệ đất nước, giúp dân hiệu quả. Điều đó cho thấy hệ thống Lersi là chính phái được công nhận rộng rãi song song với Phật giáo là quốc giáo ở xứ sở chùa vàng này. 

Vua Rama 9 vô thần tổ Lersi cho quan chức

Vua Rama 9 vô thần tổ Lersi cho quan chức 

Chu Thái Dương (朱傣杨)

Điều hành Phong Thủy Yên Minh (096.799.3872

Chuyên gia tư vấn Phong Thủy nhà ở, xem Bát tự, gieo quẻ Kỳ Môn Độn Giáp

Achan người Việt Nam đầu tiên nhận Huyền thuật Hoàng Gia Thái Lan từ Lư Sĩ Hoàng Gia Thái Sorom

 


(*) Xem thêm

Bình luận