14/10/2020 | 2601 |
0 Đánh giá

Đại lễ dâng y Kathina (Thod Kathin) của Phật giáo Nguyên Thủy là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng nhất của hệ phái Phật giáo Nguyên thủy (còn gọi là Phật giáo Nam tông hay Phật giáo Tiểu thừa).

Y Kathina là gì ? Vì sao Dâng Y Kathina (Kathin) lại trở thành một Đại lễ quan trọng trong Phật giáo ?

Bài viết tổng hợp thông tin về Đại lễ dâng y Kathina (Thod Kathin) theo truyền thống của Việt Nam và Thái Lan để mọi người rộng đường tham khảo. 

Ý nghĩa Đại lễ dâng y Kathina của Phật giáo Nguyên Thủy

https://g.page/PhongThuyYenMinh

Đại lễ dâng y Kathina (Thod Kathin) là một nét đẹp trong văn hóa của Phật giáo Nguyên thủy, là dịp để tôn vinh những giá trị truyền thống Phật giáo có từ thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đồng thời cũng là dịp để hàng Phật tử xuất gia và tại gia tri ân công đức Đức Bổn sư, tạo tác duyên nghiệp trở nên những duyên lành thù thắng trong Phật pháp, hơn nữa còn là dịp để nhắc nhở hàng phật tử tại và xuất gia nhớ về công đức của đàn tín.

Cùng với Đại lễ Vu lan báo hiếu của Phật giáo Đại Thừa (Bắc tông), đại lễ dâng y kathina (Thod Kathin) của Phật giáo Nguyên thủy đã trở thành ngày lễ lớn của giới Phật tử sau mùa an cư kiết hạ của chư tăng.

Thời gian tổ chức Đại lễ dâng y Kathina (Thod Kathin) ?

Đại lễ dâng y kathina được tổ chức sau kỳ an cư của chư tăng kết thúc. Phật giáo Nguyên thủy thường tổ chức hậu an cư, tức là từ rằm tháng 5 đến rằm tháng 8 Âm lịch theo lịch Việt Nam. 

Phật giáo Bắc tông tổ chức an cư từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7 Âm lịch nên gọi là tiền an cư.

Y Kathina

Y Kathina (Kathin)

Với Phật giáo Nam Tông Thái Lan, Đại lễ dâng y Kathina (Thod Kathin) là cơ hội duy nhất 1 lần trong năm, là lễ cúng dường lớn nhất trong năm giúp cho các chùa có được tịnh tài để lo Phật sự như xây chùa, làm cầu, bệnh viện, trường học, giúp đỡ người dân sống xung quanh khu vực được an vui no đủ. 

Theo truyền thống, chỉ khi sư tăng hoàn thành trọn vẹn 3 tháng an cư kiết hạ theo đúng giới luật tại một tự viện mới được thọ lãnh phước báu của đại lễ này. Cúng dường tại thời điểm này đem lại cho Phật tử nhiều phước báu viên mãn do oai đức của chư tăng tích lũy được sau 3 tháng an cư kiết hạ mang lại.

Nghi lễ dâng y Kathina Hoàng gia Thái Lan

Nghi lễ dâng y Kathina Hoàng gia Thái Lan

Kathin Ceremony còn được gọi là Đại lễ dâng y Kathina (Việt), Thod Kathin (Thái) theo từ nguyên có ý nghĩa là gì ?

 “กฐิน “ được phát âm Việt là “Ka Thỉn", "Kathina" trong tiếng Pali và Sanskrit.

Trong tiếng Thái, từ Kathin có nhiều nghĩa, cụ thể là:

1. Kathin là tên một loại gỗ được làm thành khung đóng vải chuyên dụng để kéo sợi vải từ đó làm thành sợi dệt áo cà sa cho các nhà sư Phật giáo Nguyên thủy. Đây thật ra không khác gì khung gỗ mà ngày nay các nghệ nhân hay người dân tộc dùng để dệt lụa tơ tằm.

Dệt vải kathin

Dệt vải kathin

Trong tiếng Phạn, kathina (viết là kathinaya) có nghĩa là cái khung dệt vải, khung treo.

Đại lễ dâng y kathina (Thod Kathin) cấu thành nhiều quy định quan trọng dẫn đến thắng duyên cho Phật tử. Cụ thể là:

+ Sự thể hiện đại hạnh của đức bố thí. Ví dụ một người cúng dường mà tâm nghĩ quá đơn giản thì người cúng dường cũng như người hưởng cúng dường khó làm cho sự bố thí đạt đến sự viên mãn.

+ Những yếu tố khác như tâm thí, thời thí, vật thí, người thụ thí, và cung cách thí.

Chính vì Đại lễ dâng y kathina (Thod Kathin) bao hàm tất cả những điều đó nên mang ý nghĩa của sự bền vững, chặt chẽ, viên mãn.      

2. Kathin cũng là tên của loại vải mà Phật tử cúng dường  chư tăng để làm thành áo cà sa.

Vải kathin - dùng dâng y kathina

Vải kathin - dùng dâng y kathina làm áo cà sa

3. Kathin cũng chính là tên của Lộc phước được tạo bởi việc cúng dường vải áo kathin cho Sư tăng để may thành áo cà sa (gọi là Lộc Kathin)

Lộc Kathin nhận được khi cúng dường chư tăng

Lộc Kathin nhận được khi cúng dường chư tăng

4. Kathin cũng là tên của một nghi lễ (Thod Kathin, Đại lễ Dâng y Kathina) mà các sư tăng trong Chùa phải cùng nhau đoàn kết dùng đạo hạnh, lòng thành tín, thành quả tu tập kết hợp cùng nhau để nghi lễ đó diễn ra thành công, suôn sẻ.

Đại lễ Dâng y Kathina

Đại lễ Dâng y Kathina

Đại lễ dâng y Kathina (Thod Kathin) xuất phát từ hoàn cảnh nào ?

Nhân dịp Đức Phật đi tới truyền đạo và tu tập tại chùa Kỳ Viên (Anàtapindika) thành Xá Vệ (Savatthi), một nhóm tăng đoàn cỡ 30 người có lòng thành tín mong muốn tới chăm sóc và ở cùng Ngài.

Do khó khăn trong việc đi lại, lại đi vào mùa mưa nên chư Tăng phải đi qua vùng lấm đầy bùn đất và ướt bẩn rách hết áo vì nước bùn, chướng ngại vật.

Sau khi an cư, Đức Phật mới lỏng một số giới luật để tăng đoàn được lưu lại, may vá y phục mới trước khi tiếp tục lên đường hành pháp.

Tại đây, nữ đại thí chủ Visakha - một trong hai bậc hộ pháp nổi tiếng Phật giáo Nguyên Thủy (người còn lại là Trưởng giả Cấp Cô Độc Sudatta) đã dâng y kathina (Thod Kathin) cho Đức Phật lần đầu tiên.

Từ đó truyền thống dâng y cho tăng đoàn vào tháng đầu khi kết thúc kỳ an cư được truyền cho đến ngày nay.

Hoàn cảnh khác về đại lễ dâng y kathina (Thod Kathin):

Vào mùa an cư, tăng đoàn thường họp nhau lại để cắt may y áo mới chuẩn bị cho việc du hành sau khi tháng an cư kết thúc.

Chiếc y áo đầu tiên sẽ được tặng cho vị tỳ kheo nào thông thái nhất, lớn tuổi nhất hoặc vị nào khó khăn nhất trong tăng đoàn.

Khi may xong, áo được căng lên một cái khung (gọi là kathina) rồi mời mọi người đến chiêm ngưỡng. Áo này được gọi là Mahakathina.

Sau đó, khung căng áo được tháo ra để tượng trưng cho sự nới lỏng một vài giới luật đối với các tỳ kheo. Nhưng trước đó, trong suốt thời gian an cư, phải giữ khung căng áo nguyên vẹn vì đó là biểu tượng của giới luật phải giữ gìn.

Vì thế, đại lễ dâng y kathina (Thod Kathin) của Phật giáo Nguyên thủy mang tên kathina, biểu tượng cho sự chặt chẽ, vững bền như chiếc khung kathina vậy !

NGHI THỨC DÂNG Y KATHINA (THOD KATHIN)

+ Thời gian tổ chức: mỗi năm nhà chùa chỉ được tổ chức đại lễ dâng y kathina một lần vào bất cứ ngày nào trong vòng một tháng ngay sau mùa an cư kết thúc.

+ Đơn vị tổ chức: Đại lễ dâng y kathina có thể do tăng đoàn tổ chức hoặc do hàng phật tử tại gia tổ chức.

+ Cách thức tổ chức:

- Khi tăng đoàn tổ chức Thod Kathin, sư tăng được nhận y do phật tử dâng cúng nên còn gọi là thụ y, chùa sẽ thông báo với các phật tử tại gia để chuẩn bị.

- Khi phật tử tại gia đứng ra tổ chức Thod Kathin, gọi là lễ dâng y, thường do một thí chủ đứng đầu khởi xướng và mời các thí chủ khác cùng tham gia, khi đó thí chủ sẽ có trách nhiệm thông báo với tăng đoàn để các sư làm lễ thụ y.

Khi đại lễ dâng y kathina (Thod Kathin) diễn ra, y áo và các vật cúng dường khác được phật tử đặt vào mâm rồi đội lên đầu để tỏ lòng kính ngưỡng tam bảo.

Đại lễ dâng y Kathina Phật giáo Nam Tông tại Huế

Đại lễ dâng y Kathina Phật giáo Nam Tông tại Huế

Sau đó đi diễu hành trong thôn xóm, làng mạc trước khi đến chùa để dâng lên chư tăng.

Khi tiến hành lễ dâng y, phật tử không trực tiếp tự tay dâng y mà đặt y trước mặt chư tăng. Chư tăng chỉ nhận bằng cách im lặng chứ không dùng tay thụ nhận.

Lưu ý:

+ Việc dâng y chỉ được thực hiện tại các chùa có chư tăng nhập hạ.

+ Chỉ cúng dường đến đại chúng, tất cả chư tăng chứ không dâng trực tiếp cá nhân một sư tăng nào. 

+ Theo giới luật, hàng Phật tử tại gia chỉ được dâng ba loại y dùng để cử hành tăng sự, cụ thể là:

1. An-đà-hội (Antaravasaka), tức là y nội, mặc sát vào mình;

2. Uất-đà-la-tăng (Utaràsanga), tức là áo thượng y, mặc trên nội y.

3. Tăng-già-lê (Sangati), tức trùng phục y, áo mặc ngoài cùng.

+ Tăng đoàn chỉ được làm đại lễ dâng y kathina (Thod Kathin) khi có tối thiểu 5 sư tăng nhập hạ và các sư chỉ nhận y dâng theo nhu cầu thực tế của mình.

+ Ưu tiên những vị tuổi cao, những vị có nhiều hạ lạp hay những vị thiếu thốn, khó khăn.

+ Các sư tăng chỉ thụ y sau khi thành tựu ba lần tác pháp yết ma với sự im lặng đồng thuận của tăng chúng. Điều này giúp chứng tỏ sự đồng thuận trong chấp pháp của chư tăng và tri ân công đức bố thí của các tín đồ cúng dàng trong lễ dâng y.

+ Nếu Phật tử dâng y may sẵn, chư tăng có thể dùng luôn.

+ Nếu Phật tử dâng y bằng vải thì trong một ngày, chư tăng phải hoàn thành việc cắt may, khâu vá để dùng. Điều này giúp nhắc lại sự tích người mẹ nuôi của Phật, cũng là người dì, tức là em của mẹ Phật, tên là Ma-ha Ba-xà-ba-đề Cồ-đàm-di (Mahaprajapati Gautami), đã từng thức suốt một đêm để hoàn tất chiếc áo cho Phật. 

Cây tiền trong lễ dâng y Thod Kathin

Cây tiền trong lễ dâng y Thod Kathin

Nét đặc sắc của Đại lễ Dâng Y Kathina (Thod Kathin) ở Thái Lan chính là cây tiền với nhiều giấy bạc Thái được đính trên cành. Cây tiền (Money tree)  là vật tượng trưng cho lời mời bất kỳ ai muốn đóng góp cúng dường cho tự viện bằng cách ghim tiền giấy lên cây. 

Theo Phật giáo Nam Tông Thái Lan, Đại lễ Dâng Y Kathina (Thod Kathin) chỉ có duy nhất một lần, và diễn ra chỉ trong vòng một  tháng.

Thuật ngữ “ Kalthan” có ý nghĩa là công đức tạo ra trong thời gian có giới hạn này sẽ mang lại phước lộc, công đức lớn vô biên, vô lượng, giúp biến đổi cải vận xoay chuyển hạn xấu. 

Điểm khác biệt giữa Phật giáo Nam Tông Thái Lan và Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam 

Phật giáo Nam Tông Thái Lan tổng hòa ba tín ngưỡng: thuyết vật linh, bà la môn (Ấn Độ Giáo) và Phật giáo. 

+ Thời xa xưa, Phật tử tại gia Thái Lan sẽ dâng y Kathina bằng cách treo chúng lên những nhánh cây trong rừng với hy vọng chư tăng sẽ đi tìm thấy nó. Từ đó phát sinh thuật ngữ pha-pa (vải trong rừng, forest cloths), vải được treo trên cây.

Tới thời hiện đại truyền thống này được tiếp tục bằng việc tạo ra cây Kathina nhân tạo, không chỉ với vải mà còn là cây tiền với giấy bạc thậm chí là tạp phẩm. 

+ Phật tử muốn tài trợ dâng y Kathina phải đặt trước nhưng một người chỉ giới hạn một chùa, không thể tài trợ Thod Kathin cho nhiều chùa danh tiếng.

Vì số người tài trợ quá nhiều nên danh sách chờ (waiting list) của chùa có thể lên tới 540 năm sau (ví dụ lấy từ Wat PaknamBhasi Charoen - năm 2013). Phật tử khi đó ghi tên mình vào danh sách với hy vọng sẽ trao cơ hội quý giá này cho con cháu mình. 

VÌ SAO NÊN CÚNG DƯỜNG TAM BẢO ? 

Tam-boon, là từ Thái chỉ chung cho những thiện hạnh. Với Phật tử Thái nó dùng để chỉ sự cúng dường cho các tự viện và chư Tăng. 

Phật tử làm những việc công đức vì họ tin tưởng nó giúp họ nhận được quả tốt trong tương lai. Về thiện hạnh, Đức Phật miêu tả ba nền tảng:

1. cấu thành từ ‘bố thí rộng rãi’ (dānā)

2. cấu thành từ ‘giới hạnh’ (sīla)

3. cấu thành từ việc tu sửa tâm trí, trí tuệ ‘phát triển tinh thần’ (bhāvanā). 

Đức Phật nhấn mạnh thông qua việc tích lũy cao độ bố thí và giữ giới, con người có thể tái sanh với mức độ thịnh vượng sung túc cao hơn dù những thiện hạnh này sẽ tiếp tục khiến con người tái sanh, vốn không phải là mục đích của Phật giáo: giúp con người nhập Niết Bàn, không còn tái sanh sẽ không còn phiền não.

Tuy nhiên, vì hành động bố thí đòi hỏi ít nỗ lực hơn nên nó được khuyến khích cho các Phật tử tại gia cùng với việc giữ ngũ giới cấm để đạt những mục đích thế gian như tiền tài, vật chất, thịnh vượng.

Thod Kathin - lễ dâng y giúp thành tựu ruộng phước

Thod Kathin - lễ dâng y giúp thành tựu ruộng phước

Chu Thái Dương (朱傣杨)

Điều hành Phong Thủy Yên Minh (096.799.3872

Chuyên gia tư vấn Phong Thủy nhà ở, xem Bát tự, gieo quẻ Kỳ Môn Độn Giáp

Achan người Việt Nam đầu tiên nhận Huyền thuật Hoàng Gia Thái Lan từ Lư Sĩ Hoàng Gia Thái Sorom


(*) Xem thêm

Bình luận