05/08/2023 | 411 |
0 Đánh giá

Ít vị Bồ tát nào có nhân duyên với cõi Ta Bà như Quan Âm Bồ Tát. Hệ thống chùa Đại thừa đa phần đều tụng chú Đại Bi, là hình tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Âm hóa thân thành 33 loại người để phổ độ Phật pháp, cứu giúp mọi chúng sinh trong luân hồi khổ nạn. 

Ngoài Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Bồ tát Quan Âm là một trong những vị hiếm hoi được Phật tử tổ chức 3 ngày: ngày đản sanh, giác ngộ, nhập Niết Bàn. 

5.8.2023 là ngày PT Yên minh an vị tôn tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn nhân vía Quan Âm thành Đạo. 

I. THIÊN THỦ THIÊN NHÃN QUÁN ÂM CÓ KHÁC THẬP NHẤT DIỆN QUÁN ÂM HAY KHÔNG ?

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm Bồ Tát

Tranh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm Bồ Tát phong cách Mật Tông

Xét theo tên gọi, chúng ta thường tưởng rằng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ TátThập Nhất Diện Quán Âm là hai vị khác nhau nhưng thực tế là cùng một vị. 

Thiên Thủ Thiên Nhãn ám chỉ vị Bồ tát này có:

+ nghìn mắt: giúp theo dõi được nhiều chúng sanh

+ nghìn tay: giúp có nhiều phương tiện, hóa thân để cứu giúp nhiều chúng sanh. 

Thập Nhất Diện  ám chỉ vị Bồ tát này có 11 cái đầu, trong đó đầu trên cùng chính là Đức Phật A Di Đà, vị giáo chủ cõi Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc mà Quan Âm Bồ Tát là đệ tử thượng thủ.

Ngoài những đầu hiền hòa còn có đầu ở dạng phẫn nộ như đầu của Hộ Pháp Mahakala ở hình tướng phẫn nộ nhằm giúp điều phục chúng sanh ngoan cường, bướng bỉnh hiệu quả hơn.

Theo Thập Nhất Diện Thần Chú Tâm Kinh Nghĩa Sớ thì:

  • Ba mặt phía trước có tướng hiền lành, biểu thị việc nhìn thấy chúng sinh hiền thiện mà sinh tâm Từ. Đại Từ là ban vui.
  • Ba mặt bên trái có tướng giận dữ biểu thị nhìn thấy chúng sinh ác mà sinh tâm Bi. Đại Bi là cứu khổ.
  • Ba mặt bên phải có tướng Lộ nanh trắng biểu thị nhìn thấy kẻ có Tịnh Nghiệp liền phát lời khen Hiếm có, siêng năng tinh tiến trong Phật Đạo.
  • Một mặt phía sau có tướng Bạo Đại Tiếu biểu thị nhìn thấy chúng sinh có Thiện Ác Tạp Uế mà sinh nụ cười quái dị, sửa ác hướng theo Đạo.
  • Một mặt bên trên có tướng Như Lai biểu thị sự mãn túc Nguyện.

2. CHÚ ĐẠI BI VÀ CHÚ THẬP NHẤT DIỆN QUÁN ÂM LÀ MỘT HAY LÀ HAI ?

Ở Việt Nam thường gọi thần chú của Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát là chú Đại Bi thì Phật tử Tây Tạng gọi thần chú của Thập Nhất Diện Quán Âm Bò tát là chú Thập Nhất Diện Quán Âm. 

Khi xem Youtube, chúng ta thường thấy các hành giả Mật tông thường tụng chú Thập Nhất diện. Bản chú này ngắn hơn, có một số chỗ khác so với chú Đại Bi nhưng thực chất đều là một, đều tượng trưng cho công hạnh Đại từ Đại bi của Quan Âm Bồ Tát.

Lễ an vị tranh Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn ngày 5.8.2023

Lễ an vị tranh Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn ngày 5.8.2023 tại Yên Minh Hỷ Điện

3. HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN BỒ TÁT THIÊN THỦ THIÊN NHÃN QUAN ÂM:

Thập nhất diện quán âm

Thập nhất diện quán âm - Hóa thân cao nhất của Quan Âm Bồ Tát

Theo Thiên Quang Nhãn Kinh, Thiên Thủ Kinh, Mẫu Đà La Ni Kinh… thì Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát ở cõi Tây Phương Cực Lạc.

Theo Nghĩa Tịnh Thích Kinh thì Thiên Thủ Thiên Nhãn là Thân Sở Hóa của Đại Nhật Như Lai,  hậu thân của Chính Pháp Minh Như Lai theo Thiên Thủ Thiên Nhãn Kinh. Tuy nhiên, đa phần mọi người tán đồng với ý kiến thứ nhất hơn.

Theo Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni kinh thì Quán Thế Âm Bồ tát được Thiên Quang Vương Tĩnh Trụ Như Lai tuyên thuyết Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Tổng Trì, sau đó dùng bàn tay sắc vàng xoa trên đỉnh đầu và dặn Ngài nên thọ trì tâm chú này để rộng vì hết thảy chúng sanh trong đời ác vị lai mà làm cho họ an vui và được sự lợi ích lớn.
Lúc đó Bồ tát Quan Âm mới trụ ở Địa Thứ Nhất, nhưng vừa nghe thần chú này, liền siêu vượt đến Địa Thứ Tám. Do tâm sanh hoan hỷ, Ngài liền phát lời thệ nguyện rằng:

'Vào đời vị lai, nếu con có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh, thì hãy khiến thân con lập tức đầy đủ ngàn tay ngàn mắt.'
Sau khi phát nguyện xong, trên thân Ngài tức khắc đều trọn đủ ngàn tay ngàn mắt. Khắp các quốc độ trong mười phương, đại địa chấn động sáu cách. Một nghìn Đức Phật trong mười phương đều phóng quang minh chiếu đến thân Ngài cùng chiếu soi vô biên thế giới khắp mười phương.

Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn

Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn 

4. HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN ĐẦU CỦA ĐẠI HẮC THIÊN MAHAKALA VÀ THẬP NHẤT DIỆN QUAN ÂM THEO MẬT TÔNG

Khedrup Khyungpopa, vị sáng lập dòng truyền thừa Shangpa Kagyu thế kỉ thứ 11 dạy rằng sức mạnh và năng lực kì diệu của đức Hộ pháp Mahakala (Đại Hắc Thiên) chính là do nguyện lực của đức Avalokiteshvara (Quan Thế Âm).

Đức Quán Thế Âm, hiện thân của lòng bi mẫn của đức Phật A Di Đà, đã thệ nguyện sẽ không đạt Phật quả chừng nào khi toàn bộ các cõi trong luân hồi đã trống rỗng. Tuy nhiên Ngài thấy rằng sự đau khổ không hề giảm sút mà hơn thế nữa sự ô nhiễm trong tâm thức chúng sanh ngày một tăng trưởng. Do đó trong một sát na Ngài cảm thấy thất vọng, thối chí. Lúc đó do ảnh hưởng của lời thệ nguyện mà lập tức đầu Ngài vỡ tan thành trăm ngàn mảnh vụn.

Phật A Di Đà (Amitabha), một trong 5 vị Phật (Tỳ Lô Giá Na Phật, Bảo Sanh Phật, Khai Phu Hoa Vương Phật, A Di Đà Phật, Thiên Cổ Lôi Âm Phật) đã xuất hiện đúng vào giây phút ấy, dùng thần lực ghép những mảnh vỡ lại, và biến Đức Quán Thế Âm có 11 đầu.

Sau đó Phật A Di Đà dặn dò đức Quan Thế Âm hãy thực hiện lại lời nguyện đó một lần nữa, nhưng giữ lời nguyện đó tốt hơn, kiên cố hơn. Do đó mười một đầu của Đức Quan Thế Âm có mười đầu là hiền hoà và một đầu là phẫn nộ. Đầu phẫn nộ đó chính là đại diện cho Hộ Pháp Mahakala.

Ngài Quan Thế Âm buồn bã, trong khoảng thời gian 7 ngày. Ngài nghĩ rằng trên thế giới đầy những chúng sanh đau khổ cần một kết quả thật nhanh chóng mà không phải có quá nhiều nỗ lực.Sau đó ngài muốn biến mình thành một bổn tôn phẫn nộ để đánh bại nhanh chóng và hiệu quả hơn những trở ngại cho hạnh phúc của người khác.

Từ động lực nói trên, quyết tâm của Ngài trở nên mạnh mẽ hơn cả trước kia. Từ tim Đức  Quán Thế Âm khởi hiện lên một chữ HUNG màu xanh dương thẫm, chữ HUNG ngay lập tức hoá hiện thành Đấng Hộ Pháp của Trí Huệ, Đức Mahakala.

Đại địa trong các cõi Phật liền chấn động theo sáu cách, và Đấng Chiến thắng Siêu Việt Vô lượng Quang (Phật A Di Đà) và toàn bộ chư Như Lai mười phương cùng cất tiếng ca ngợi:

"Con trai của ta, con đã thực hiện một điều thật tốt lành. Con sẽ có được ban phước từ tất cả chư Dakini trí tuệ. Con sẽ có được sức mạnh của Tôn chủ hung nộ Yama - Thần Chết. Con sẽ có đoàn tùy tùng của mình bao gồm các tinh linh vùng núi non, Dạ xoa và các loài ác quỷ. Con sẽ hiện thân cho những gia lực phẫn nộ vĩ đại về Thân, Khẩu, Ý, Phẩm tính và Công hạnh của tất cả chư Phật trong ba thời."

Kể từ đó, Bồ tát Mahakala trở thành vị Hộ Pháp cho tất cả các Phật thừa.

Quan Âm Thập nhất diện với đầu hộ pháp Mahakala dưới Phật A Di Đà

5. HỒNG DANH ĐẦY ĐỦ CỦA BỒ TÁT THIÊN THỦ THIÊN NHÃN

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm, Thiên Thủ Thiên Tý Quán Thế Âm, Thiên Thủ Thánh Quán Âm, Thiên Tý Quán Âm, Thiên Thủ Thiên Quang Nhãn Đại Liên Hoa Vương Quán Tự Tại, Thiên Nhãn Thiên Thủ Thiên Túc Thiên Thiệt Thiên Tý Quán Tự Tại. Tại Việt Nam, hay gọi là Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay.

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại

6. LỢI ÍCH CỦA CHÚ ĐẠI BI:

+ khiến cho các chúng sanh được an lạc

+ tiêu trừ tất cả bệnh

+ được trường thọ và nhiều sự lợi ích

+ diệt trừ hết thảy nghiệp ác trọng tội

+ lìa khỏi chướng nạn

+ trong tất cả pháp được thanh tịnh và các công đức đều tăng trưởng

+ thành tựu hết thảy mọi căn lành

+ xa lìa tất cả những việc hãi sợ

+ mau có thể mãn túc tất cả các điều cầu mong. 

Chú Đại Bi - Bố tát Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm

Chú Đại Bi - đà la ni của Bố tát Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm

7. LỄ AN VỊ TRANH THIÊN THỦ THIÊN NHÃN QUAN ÂM NHÂN VÍA QUAN ÂM THÀNH ĐẠO 5.8.2023 (19/6 ÂM LỊCH)

Lễ an vị Thập nhất diện quan âm tại Yên Minh Hỷ Điện ngày 5.8.2023

Lễ an vị tranh Thập nhất diện quan âm tại Yên Minh Hỷ Điện ngày 5.8.2023

Bức tranh Thập nhất diện quan âm này được điêu khắc trên gỗ theo phong cách Mật Tông. Điều quý giá của bức tranh khắc nổi Mật thừa này chính là có 3 vị Bồ tát tiêu biểu tượng trưng cho 3 đức tính quý giá của Phật pháp:

+ BI: Đức Thập nhất diện quan âm

+ TRÍ: Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Đại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

+ DŨNG: Kim Cương Thủ bồ tát. Ngài chính là hóa thân phẫn nộ theo Mật tông của Đại Thế Chí Bồ tát, tượng trưng cho sức mạnh giác ngộ của chư Phật,

Kim Cương Thủ Bồ Tát - hóa thân phẫn nộ của Đại Thế Chí Bồ tát

Kim Cương Thủ Bồ Tát - hóa thân phẫn nộ của Đại lực Đại Thế Chí Bồ tát

Thần tài Đại Hắc Thiên Mahakala theo phong cách Đông Mật Nhật Bản

Thần tài Đại Hắc Thiên Mahakala theo phong cách Đông Mật Nhật Bản

8. NẾN LINH DỊ HÌNH THÀNH TRONG LỄ CÚNG AN VỊ TRANH THIÊN THỦ THIÊN NHÃN QUÁN TỰ TẠI:

Nến linh

Nến linh hình bánh Torma mật tông

Nến rahu cháy dữ dội

Nến rahu cháy dữ dội ngày vía Quan Âm thành đạo

Nến rồng cuộn

Nến rồng Naga cuộn mình như long chầu hổ phục

Nến chim thần Sarika

Nến chim thần Sarika - độ giao tiếp, thuyết phục, quyến rũ nổi tiếng huyền thuật Nam Tông

Chu Thái Dương (朱傣杨)

Điều hành Phong Thủy Yên Minh (096.799.3872

Chuyên gia tư vấn Phong Thủy nhà ở, xem Bát tự, gieo quẻ Kỳ Môn Độn Giáp

Achan người Việt Nam đầu tiên nhận Huyền thuật Hoàng Gia Thái Lan từ Lư Sĩ Hoàng Gia Thái Sorom


(*) Xem thêm

Bình luận