15/08/2023 | 1090 |
0 Đánh giá

Quan điểm của người hiện đại, nhất là những người tin vào triết học duy vật cho rằng việc cúng cô hồn, cúng thí thực, đốt vàng mã là một hủ tục mê tín, lạc hậu cần phải loại bỏ. 

Bài viết nêu quan điểm của bút giả sau thời gian nghiên cứu, học hỏi từ nhiều vị đại sư nổi tiếng trong và ngoài nước. Mọi người tham khảo và dùng tư duy trí tuệ để chọn cho mình một con đường đúng đắn nhất. 

I. CÔ HỒN LÀ GÌ ?

Cô hồn hay vãng vong  những hồn ma vất vưởng trên dương gian, linh hồn chưa được siêu thoát, mang theo vướng bận nên không thể đi tái sanh do nghiệp lực. Cô hồn được chia làm nhiều loại như:

+ Ngạ quỷ (ma đói). Đây là 1 trong 3 cõi dưới thuộc tam ác đạo mà Đạo Phật nói đến (Địa ngục, Ngạ quỷ, súc sanh). Nghiệp chiêu cảm để tái sanh làm Ngạ Quỷ chính là khi còn sống do tham lam, bỏn sẻn, ích kỷ không biết cho đi, bố thí, cúng dường nên khi chết phải lâm vào cảnh đói khát, thiếu thốn, khổ sở vật chất. 

+ Vãng Vong: là những vong linh lảng vảng, lang thang ở gần nơi chúng mất. Sỏ dĩ linh hồn không thể tái sanh 3 cõi thiện hay đọa vào 3 cõi ác bởi vì cái chết của vãng vong quá bất ngờ, chết bất đắc kỳ từ, chết vì bị sát hại, chết vì thiên tai nhân họa quá nhanh khiến linh hồn còn luyến tiếc dương thế mà không chịu cảnh tái sanh. Nếu vãng vong hận thù ít thì thành ma, cao độ thì thành quỷ. Sự khác biệt giữa cô hồn và ngạ quỷ chính là nếu ngạ quỷ có thể lang thang nhiều nơi thì vãng vong thường chỉ ở chỗ họ đã mất vì nghiệp lực nặng nề. 

+ Cửu Huyền Thất Tổ, Gia Tiên: là những vong linh có mối quan hệ huyết thống trong gia đình, tuy nhiên khi mất do luyến ái hay nghiệp nợ nên chưa tái sinh, vẫn đi theo con cháu để phù trợ hay phá hoại tùy theo nghiệp lực

Tiền chủ, Hậu chủ: là những vong linh của nhà hay mảnh đất cụ thể, do nghiệp lực nên cứ lai vảng ở đó. Khi chủ mới dọn đến, trong lễ cúng nhập trạch thường phải khấn vái lực lượng này để có thể sống an yên cùng họ. 

Ngạ Quỷ có miệng bị thiêu cháy khi ăn, bụng trương phình vì nghiệp tham lam keo kiết

Ngạ Quỷ có miệng bị thiêu cháy khi ăn, bụng trương phình vì nghiệp tham lam keo kiết

II. CÚNG CÔ HỒN LÀ GÌ ? CÚNG THÍ THỰC LÀ GÌ ?

Cúng cô hồn là nghi lễ dùng để cúng thức ăn cho Ngạ Quỷ được no đủ. Các phương pháp cúng cô hồn thường là:

+ Theo dân gian 

+ Theo Đạo giáo Trung Hoa

+ Theo Ấn giáo Ấn Độ

+ Theo Phật giáo 

Cúng thí thực chính là lễ cúng với mục đích bố thí thực ăn cho cô hồn ngạ quỷ để chúng được no đủ, không gây tác động xấu đến người dương theo nghĩa âm siêu dương thới. 

Cúng thí thực

Cúng thí thực 

III. NGUỒN GỐC TỤC ĐỐT VÀNG MÃ  ?

Cần biết tục đốt vàng mã của Việt Nam là truyền thống du nhập từ Đạo gia Trung Quốc. Ngày nay nếu đi các đạo quán hay tự viện Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, chúng ta sẽ thấy họ có những lò đốt vàng mã chuyên nghiệp, khói lúc nào cũng bốc lên nghi ngút.

Dù người dân ở đó theo tư bản hay xã hội chủ nghĩa thì không ai cho đó là mê tín, hủ tục cần phải xóa bỏ cấm đoán mà là một nét văn hóa truyền thống hữu ích, cần thực hiện đều đặn hàng năm. 

Đa phần các trường phái của Phật giáo như Thiền Tông, Tịnh Độ tông (niệm Phật A Di Đà) không khuyến khích thậm chí ngăn cấm đốt vàng mã vì cho rằng không đúng lời Phật dạy, không hề có trong kinh điển Phật giáo chính tông.

Chỉ có Mật tông là áp dụng thường xuyên theo các nghi quỹ bí mật nhằm làm lợi lạc cho chúng sinh 3 cõi 6 đường. Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện của quốc gia, khu vực mà thực hành công khai hay lén lút nhằm hạn chế bị phản đối. 

Đốt vàng mã

Đốt vàng mã - một nét văn hóa truyền thống

IV. NÊN ĐỐT VÀNG MÃ KHI CÚNG CÔ HỒN HAY KHÔNG ?

Lý luận mà nhiều người đưa ra nhiều nhất để phản đối tục đốt vàng mã chính là:

1. Cô hồn đã mất rồi, ở dưới âm phủ thọ phạt, thì làm sao có thể thọ dụng tiền mã, vàng mã ?

2. Người âm làm gì có bán buôn như người dương mà dùng tiền ? Làm gì có chuyện trần sao âm vậy ?

3. Làm sao biết tiền đó đốt rồi sử dụng được khi cùng một số seri, mà lại mang hình thức tiền dương thế (đồng việt nam, đô mỹ, euro châu âu) chứ đâu phải là tiền của đích xác người âm sử dụng (hay âm phủ sử dụng)...

4. Cô hồn có rất nhiều, đốt tiền mã một lần dù nhiều mấy cũng không đủ cho gia tiên huống hồ cho ngạ quỷ, vãng vong, tiền chủ hậu chủ xung quanh nhà, thế thì cúng lễ chỉ mang hình thức chứ không có giá trị về nội dung 

Dưới đây là kiến giải do các vị cao tăng, đại đức mật tông đưa ra về tục đốt vàng mã trả lời cho các câu hỏi tương ứng ở trên 

1. Cần biết đối tượng có thể thọ dụng tiền mã chính là cõi ngạ quỷ hay vãng vong, cửu huyền gia tiên, tiền chủ hậu chủ có phước báu. Chúng sanh ở địa ngục thọ phạt nặng nề không có đủ phước báu để thọ dụng tiền mã.  

2. Cảnh giới người âm thọ dụng tiền mã là tâm tưởng, tiền mà họ sử dụng là tiền tâm linh biến hóa.

Khi chúng ta đốt tiền mã, dưới lực gia trì của quán tưởng, chú ngữ của chư Phật, Bồ Tát, chư Thiên, chư Thánh, chư Thần, tiền mã sẽ biến thành một loại tiền tâm linh vô hình vô tướng tới với người chúng ta muốn cúng.

Khi người thụ hưởng có được loại tiền tâm linh này, họ sẽ tùy nghi biến hiện những thức ăn, thực phẩm, trang thiết bị hay nhà cửa tương ứng với giá trị tiền tâm linh mà họ nhận được. Nếu nhận được nhiều họ có thể biến cả một ngôi lâu đài nguy nga tráng lệ hiện ra trong nháy mắt. Như vậy không cần có buôn bán gì mà người âm vẫn tùy nghi thọ dụng mọi thiết bị, vật chất họ mong muốn căn cứ vào tiền tâm linh họ nhận được khi hóa vàng mã.     

3. Như trên đã giải thích, tiền mã dưới dạng giấy dù ở hình thức nào đi nữa thì khi hóa đi đều biến thành tiền tâm linh, mà tiền tâm linh này có tác dụng giúp người mất thọ hưởng được những thứ họ mong muốn ngay lập tức dưới tác dụng của tưởng thức, nghĩ gì hiện ra đó tương ứng mức tiền tâm linh họ nhận được, thế nên không quan trọng phải đốt tiền loại gì, số seri ra sao, có phải là tiền âm phủ hay không, miễn là có kết hợp gia trì thần chú, quán tưởng thì tiền mã mới biến thành tiền tâm linh cho người mất thọ hưởng được. 

4. Dĩ nhiên một bàn cúng lễ ít ỏi không thể đáp ứng được số lượng cô hồn vãng vong, cửu huyền nhiều không kể xiết. Chính vì vậy Phật giáo mới có 

+ Biến thực chân ngôn

+ Biến thủy chân ngôn

+ Biến tiền chân ngôn 

Công dụng chính của thần chú chính là biến 1 thành 7, 7 lại biến theo cấp số nhân như vậy cho tới khi đầy tràn hư không pháp giới để mọi cô hồn ngạ quỷ, vãng vong, chiến sĩ trận vong, cửu huyền thất tổ, tiền chủ, hậu chủ có thể nhận được, không phải tranh giành cấu xé miếng ăn, thức uống mà đấu đá giết hại lẫn nhau. 

Chính vì công năng lợi lạc không thể nghĩ bàn của những thần chú do Chư Phật, Bồ tát truyền lại mà bàn cúng cô hồn không cần phải quá thịnh soạn, phức tạp, đồ sộ khổng lồ chiếm hết cả dãy phố mà chỉ cần một bàn nhỏ với đủ phẩm vật, quan trọng nhất chính là năng lực gia trì chú ngữ, quán tưởng của chủ lễ. Nếu thiếu 2 yếu tố đó thì dù cúng lễ thịnh soạn bao nhiêu cũng không đủ, không trọn vẹn, không có ý nghĩa âm siêu dương thới.

Nếu thực hiện cúng lễ đúng phương pháp Đạo gia, Phật gia cũng đáp ứng với tiêu chí ý nghĩa, tiết kiệm, không tốn kém, không gây ô nhiễm môi trường, tốt đời đẹp đạo, lợi lạc cả 2 đường âm dương. Chỉ tiếc là người đời này không biết nên làm sai, tốn kém nhiều mà không hiệu quả bao nhiêu vậy. 

Cúng cô hồn

Cúng cô hồn

Chu Thái Dương (肽楊

Điều hành Phong Thủy Yên Minh () 096.799.3872

Chuyên gia tư vấn Phong Thủy nhà ở, xem Bát tự, gieo quẻ Kỳ Môn Độn Giáp

Achan người Việt Nam đầu tiên nhận Huyền thuật Hoàng Gia Thái Lan từ Lư Sĩ Hoàng Gia Thái Sorom


(*) Xem thêm

0