19/02/2020 | 3818 |
0 Đánh giá

Hóa thân (Tulku) là hoạt động tái sanh của các vị Bồ Tát trong Phật giáo Kim Cương Thừa (Mật tông), hiện tượng đặc thù chỉ xuất hiện ở Tây Tạng, Nepal, Bhutan.

Đức Shiri Chusang Rinpoche V là hóa thân Bồ Tát 5 đời ở cõi nhân gian. Nghĩa là trước khi tái sanh ở cõi Ta Bà (trái đất), Ngài là Bồ Tát tu học ở các cung trời Tịnh Độ (như Đâu Suất Nội Viện của Bồ Tát Di Lặc).

Hiện Ngài trụ trì tu viện Chusang ở Nepal, Zhekar Choedhe ở Ấn Độ, hỗ trợ các tu sĩ ở Sertog Gaden Choekhor Ling ở Sikkim

Đức Shiri Chusang Rinpoche V - Hóa thân Bồ Tát làm lợi lạc khắp chúng hữu tình !

https://g.page/PhongThuyYenMinh

"Rinpoche"" được Việt dịch là "Đạo sư tôn quý". Danh hiệu cao quý này đòi hỏi một vị tu sĩ phải đảm nhận những chức vụ cấp cao trong Phật giáo và nhiều đời tái sanh trở lại dẫn dắt Tăng Đoàn, xiển dương Phật pháp. 

vajrasattva và phối ngẫu

Hình: Đức Vajrasattva và phối ngẫu - Sự hợp nhất Từ bi & Trí tuệ, Đại lạc & Tính Không

Điểm đặc sắc duy nhất ở Kim Cương Thừa chính là một số dòng phái cho phép tu sĩ được phép quan hệ (phối ngẫu - consort). Việc quan hệ nam nữ (Nam nữ song tu) là pháp tu độc đáo duy nhất chỉ có ở Mật Tông Phật Giáo giúp hành giả phối hợp được các nguồn năng lượng Âm và Dương trong cơ thể để đạt được Đại Lạc (Bliss) từ đó mau chóng đạt được giác ngộ trong một kiếp người, có nhiều phương tiện thiện xảo để giáo hóa chúng sanh. 

hộ pháp vajra kilaya và phối ngẫu

Hình: Hộ pháp Vajra Kilaya và phối ngẫu - Phép nam nữ song tu Mật Tạng

Sản phẩm phụ phát sinh trong quá trình hợp hoan giữa đạo sư và phối ngẫu chính là người con (chủng tử). Các vị Bồ Tát tái sinh (Tulku) thường chọn nhập thai trong những gia đình tu sĩ để có điều kiện tốt lành kế tục dòng truyền thừa, xiển dương Phật giáo Kim Cang Thừa ngày một sâu rộng. 

bardok chusang rinpoche

Từ trái qua: Bardok Chusang Rinpoche (Người Cha), Đức Karmapa XVII, Shiri Chusang Rinpoche V (Người Con)

Đời thứ 1: Năm 1780, Sangye Kunchok, Geshe (tiến sĩ Phật Học) nổi tiếng dòng Gelug, trụ trì tu viện Selkar Choedhe đến trung tâm nhập thất Kagyu Chusang và dành suốt cả phần đời còn lại để ẩn tu thiền định.

Đời thứ 2: sau khi viên tịch, một đứa trẻ tên Sangye Tenpa Dhargye được công nhận là tái sanh. Sau khi hoàn tất việc học Phật pháp, Ngài dành cả một đời để tu tập thiền định tuy vẫn không xao lãng việc làm bất cứ thứ gì trong khả năng để lợi lạc chúng hữu tình. Vì tiền kiếp là trụ trì tu viện Selkar Choedhe, kiếp này Ngài hỗ trợ hết mình cho trung tâm nhập thất Kagyu Chusang và sự hỗ trợ này tiếp tục tới hiện tại. Ngài tịch năm 70 tuổi trong khi nhập thiền. 

Đời thứ 3: tái sinh trong gia đình Yigshar Lanup Shang-ngo nhưng không may Ngài qua đời lúc 18 tuổi. 

Đời thứ 4: tái sinh năm 1892 dưới tên gọi Jetsun Lama Lobsang Sangye Tenpai Dronme. Trở nên nổi tiếng trong cộng đồng Phật giáo Tây Tạng vì kiến thức rộng lớn, trí tuệ thậm thâm, thành tựu Du già, giác ngộ cá nhân, được ban danh hiệu cao quý "Kagyurwa Vĩ đại" trước tên gọi. Ngài viên tịch năm 1956.

chusang rinpoche đời thứ 4

Chusang Rinpoche đời thứ 4

Đời thứ 5: hóa thân hiện đời có tên Jetsun Ngawang Losang Thupten Dronme sinh năm 1959 ở Ngam-ring Dzong miền trung Tây Tạng. Rất nhiều dấu hiệu cát tường linh thánh xuất hiện vào ngày sinh của Ngài.

Ngài là con trai của Bardok Chusang Rinpoche, một trong những đạo sư cấp cao của dòng truyền thừa Drukpa.

bardok rinpoche

Bardok Chusang Rinpoche (Trái) và Đức Gyalwa Dokhampa

👉 Click vào chữ in đậm để nhận Sứ mệnh cuộc đời

Sau đó để tránh sự đàn áp của Trung Quốc, gia đình ngài đã rời quê hương và định cư ở Nepal.

Lúc 3 tuổi, khi đi đến một vùng đất gần đỉnh Everest, ngài đã nhận ra người đàn ông đi ngang qua mặt mình và gọi ông bằng tên của ông ấy. Người đàn ông này, Sangye Choedak chính là cháu trai của Chusang Rinpoche ở kiếp trước và hiện là một nhà sư thuần thành ở tu viện Chusang Tây Tạng ngay lập tức đảnh lễ ngài, hóa thân của vị thầy kính yêu của ông ta.

Năm 1965, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã công nhận Ngài chính thức là hóa thân đời thứ 5 của Đức Shiri Chusang Rinpoche.

chusang rinpoche V

Chusang Rinpoche V (Bên phải) với Đức Đạt Lai Lạt Ma

+ Những năm đầu, ngài thọ học Pelbar Gesghe Rinpoche ở một trung tâm nhập thất nhỏ ở Helambu.

+ 7 năm kế Ngài tu học ở Dharamsala dưới sự hướng dẫn của Đức Đạt Lai Lạt Ma và Lati Rinpoche. Ngài cũng nhận chỉ dẫn về Kinh Thừa và Mật thừa từ 2 vị cao tăng đã viên tịch: Kyabje Ling Rinpoche và Kyabje Trijang Rinpoche.

+ 13 năm sau: tu học ở Tu viện Sera miền Nam Ấn. Đạt học vị Tiến sĩ Phật giáo (Geshe Lharampa) năm 1990.

Đức Shiri Chusang Rinpoche đời thứ 5 hiện là lãnh tụ tâm linh của Chusang Gompa, một tu viện thuộc dòng Gelug (Mũ vàng) ở Boudhanath, Nepal.

tu viện chusang

Tu viện Chusang, Kathmandu, Nepal

Năm 1991, ngài chấp thuận đảm nhận cương vị lãnh đạo một tu viện khác, Zhekar Choedhe ở Kalimpong, India.

Những năm lãnh đạo tu viện Chusang và Zhekar Choedhe, Ngài đã tạo ra nhiều thay đổi lớn, cả về vật chất và tinh thần, khiến cho tăng chúng vững tâm tu học hơn.

Hầu hết các công trình, tiện ích ở Zhekar Choedhe mới xây dựng đều nhờ nỗ lực không mệt mỏi của Chusang Rinpoche, tuy nhiên vẫn còn nhiều việc phải làm, cuộc sống vật chất ở đây vẫn còn thiếu thốn, do đó các ngài vẫn cần sự hỗ trợ bằng tịnh tài của Phật tử khắp nơi trên thế giới.

tu viện zhekar choedhe

Lớp học ở Tu viện Zhekar Choedhe, Kalimpong, Ấn Độ

Nhìn vào lớp học của tu viện Zhekar Choede chúng ta dễ thấy phòng ốc không đủ sáng, phải hoàn toàn dựa vào ánh sáng tự nhiên.

Do nước giếng bị đóng phèn nên tu viện vẫn đang trong tình cảnh thiếu nước trầm trọng, một tuần chỉ có nước 2-3 ngày, mỗi ngày chỉ được 1 tiếng. Vì vậy các tiểu tăng phải đem quần áo ra suối giặt, cuộc sống rất cực khổ thiếu thốn.

Hiện nay Đức Shiri Chusang Rinpoche vẫn thường xuyên tìm cầu các mạnh thường quân có điều kiện kinh tế tài chính để hỗ trợ dự án xây dựng lớp học cho tu viện Zhekar Choede, Kalimpong, Ấn Độ.

Từ cuối năm 2018, Phong Thủy Yên Minh đã giới thiệu khách hàng thỉnh các pháp khí Mật Tông Tây Tạng do các Đại sư nổi tiếng dòng Gelug gia trì như Chusang Rinpoche, Gosok Rinpoche cũng như cúng dường tiền cầu an, cầu siêu cho các pháp hội Monlam, Mahakala, Dược Sư, Lục Độ Mẫu (Green Tara) cho hệ thống tu viện do Chusang Rinpoche lãnh chúng. 

zopa rinpoche

Từ trái qua: Chusang Rinpoche, Zopa Rinpoche, Khen Rinpoche Geshe Chonyi

Cúng dường Tam Bảo là phước điền tối thượng. Vì vậy quý Phật tử hảo tâm có điều kiện tài chính có thể click vào link bên dưới để thỉnh

👉 Pháp khí mật tông Tây Tạng do Đức Shiri Chusang Rinpoche gia trì 

👉 Clip Đức Shiri Chusang Rinpoche gia trì pháp khí mật tông Tây Tạng 

hay liên hệ với Phong Thủy Yên Minh để đăng ký các khóa lễ cầu an, cầu siêu cho người thân, vừa làm lợi lạc cho gia đình, vừa tích lũy công đức cúng dường Tam Bảo, vừa trợ giúp các tu viện thuộc hệ thống do Ngài Chungsang Rinpoche quản lý có kinh phí để duy trì hoạt động, tăng sinh có điều kiện tu học thành tài.

Hệ thống tu viện Đức Shiri Chusang Rinpoche quản lý:

+ Tu viện Chusang, Kathmandu, Nepal

chusang monastery

+ Tu viện Zhekar Choedhe, Kalimpong, Ấn Độ

zhekar choedhe monastery

+ Sera Mey Tsangpa Khangtsen, Mysore, Nam Ấn. 

sera mey tsangpa khangtsen

+ Gaden Choekhor Ling, Bắc Sikkim, Ấn Độ

sertog gaden choekhor ling

Các chức vụ Đức Shiri Chusang Rinpoche từng đảm đương:

+ Nguyên Trưởng ban Phật giáo Tây Tạng quốc tế 12 năm (dòng Gelug).

+ Thành viên Hiệp hội nhân quyền Nepal.

+ Cố vấn Hiệp hội văn hóa Phật giáo Himalaya ở New Delhi, Ấn Độ

+ Lãnh đạo tâm linh của Hiệp hội trao đổi văn hóa Phật giáo thế giới, Hàn Quốc.

+ Năm 1999, Ngài được trao danh hiệu Tiến sĩ danh dự của Cao đẳng Trinity, Hoa Kỳ. 

CÔNG HẠNH:

+ Tu viện Chusang ở Kathmandu liên kiết với Trung tâm y khoa Tây Tạng Yothok ở Kathmandu (Chusang Rinpoche với cương vị là Chủ tịch) mở một phòng khám nhỏ để cung cấp các dịch vụ y tế với đội ngũ bác sĩ chất lượng có bằng cấp về y học cổ truyền Tây Tạng.

Tiến sĩ Tsultim, một trong những nhà sư cấp cao của tu viện giữ nhiệm vụ giám sát hoạt động chuẩn bị các dược liệu cổ truyền. Những nhà sư khác tích cực tham gia vào việc phục vụ nhu cầu tâm linh và thể chất của cộng đồng người dân sống xung quanh. 

+ Hoằng pháp khắp nơi trên thế giới có cả Việt Nam để giới thiệu Kim Cang Thừa tới Phật tử hữu duyên và tìm kiếm tịnh tài nhằm duy trì hoạt động cho hệ thống tu viện do Ngài quản lý hay giữ vai trò lãnh đạo trọng yếu.

Chu Thái Dương (朱傣杨)

Điều hành Phong Thủy Yên Minh (096.799.3872

Chuyên gia tư vấn Phong Thủy nhà ở, xem Bát tự, gieo quẻ Kỳ Môn Độn Giáp

Achan người Việt Nam đầu tiên nhận Huyền thuật Hoàng Gia Thái Lan từ Lư Sĩ Hoàng Gia Thái Sorom


(*) Xem thêm

Bình luận